II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG 1 Đánh giá thực trạng xây dựng quy chế trả lương.
2. Lương trả cho CBNV gián tiếp
Lương trả cho bộ phận gián tiếp làm việc tại văn phòng công ty
+ Tổng quỹ lương: Trả cho cán bộ công nhân viên khối văn ohòng hàng tháng căn cứ vào hoạch định quỹ lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định.
+ Cơ cấu lương:
Lương trả cho cán bộ công nhân viên gồm 2 phần:
a. Lương cơ bản và phụ cấp: Trả đủ theo chế độ tiền lương hiện hành hoặc hợp đồng lao động.
b. Lương năng suất: Trên cơ sở kết quả lao động sản xuất kinh doanh hàng tháng (lương năng suất lao động) trả cho từng đối tượng theo kết quả phân loại các hệ số K1, K2 của từng người.
b1. Hệ số K1: K1 xác định theo nhóm là biểu hiện mức đọ trách nhiệm công tác của từng người được giao, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và kin hnghiệm công tác.
Hệ số K1 được quy định như sau:
Nhóm Theo công việc K1
Lãnh đạo, 1 Giám đốc 4 ÷ 6
2 Phó giám đốc 3 ÷ 5
3 Trưởng phòng, trưởng ban QLDA 2 ÷4 4 Phó phòng, phó ban QLDA 1,5 ÷ 2,5
Chuyên viên 5
Tuỳ theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và công việc đang đảm nhận để xếp hệ số K1
1 ÷ 2
Nhân viên 6
Tuỳ theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và công việc đang đảm nhận để xếp hệ số K1
Thủ quỹ, thủ kho, văn thư, lái xe, bảo vệ, phục vụ
7
Tuỳ theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và công việc đang đảm nhận để xếp hệ số K1
0,5 ÷ 1,2
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính công ty vinaconex 12)
+ Tiêu chuẩn xếp loại:
a. Đối với nhóm chuyên viên:
- Tốt nghiệp đại học, làm việc đúng chuyên ngành.
- Phải chủ trì những phần việc về kinh tế kỹ thuật, nghiệp vụ, có khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc độc lập, khả năng giải quyết, nghiên cứu đề xuất, soạn thảo và chuẩn bị các văn bản…
- Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn trên 03 năm.
b. Đối với nhóm nhân viên:
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học làm công việc không đòi hỏi độ phức tạp cao.
- Đảm nhận những công việc cụ thể, có độ phức tạp trung bình, biết chuẩn bị và soạn thảo các văn bản thuộc lĩnh vực công tác của mình.
- Có kinh nghiệm công tác dưới 03 năm.
b.2 Hệ số K2:
K2 là hệ số điều chỉnh K1: Biểu hiện mức độ tham gia đóng góp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của từng người để tạo ra kết quả sản xuất kinh
doanh hàng tháng, đồng thời khuyến khính mọi người lao động tích cực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
K2 được xác định trên cơ sở phân loại A, B, C, D.
Loại A : K2 = K1 ; Loại C K2 = 0,6 K1
Loại B : K2 = 0,8 K1 ; Loại D K2 = 0,4 K1
Tiêu chuẩn phân loại A, B, C, D.
Loại A:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ đựoc giao
- Đảm bảo đầy đủ ngày, giờ công tron tháng
- Không vi phạm kỷ luật lao động
Loại B:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Có thời gian nghỉ việc từ 3 đến 5 ngày/tháng có lý do chính đáng và được cho phép.
- Không vi phạm kỷ luật lao động.
Loại C:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Có thời gian nghỉ việc từ 6 đến 8 ngày/tháng có lý do chính đáng và được cho phép.
- Không vi phạm kỷ luật lao động.
Loại D: Do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặn bản thân ốm đau phải nghỉ việc từ 9 ngày trong tháng trở lên làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và thời gian công tác.
- Thời gian đi học bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế nghiệp vụ kỹ thuật ngắn ngày do Tổng công ty triệu tập hoặc Công ty cử đi mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao và thời gian nghỉ theo chế độ Nhà nước vẫn được coi là thời gian làm việc để xét hưởng lương năng suất lao động.
- Thời gian xin nghỉ làm việc để đi học theo nguyện vọng cá nhân không được tính là thời gian xét để hưởng lương năng suất lao động.
+ Tiền lương NSLĐ hàng tháng được tính theo công thức sau.
TLNSLĐngười tháng = Tổng TL tăng lên theo sản lượng tháng x K2/ người tháng
ΣK1
+ Tổng tiền lương hàng tháng của từng người được tình theo công thức sau:
Tổng TL = (Lương CB + PC) + Tổng TL tăng lên theo sản lượng tháng x K2/ người tháng
ΣK1