Một số kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 60 - 71)

3.3.1. Quán triệt một số quan điểm cải cách t− pháp chỉ đạo trong hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất n−ớc đang diễn ra một cách sôi động và toàn diện, kết quả đã đạt đ−ợc những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, h−ớng tới mục tiêu dân giàu n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền kinh tế đất n−ớc đã tạo đ−ợc đà phát triển nhanh và ổn định, các thiết chế của nền kinh tế thị tr−ờng đã

đ−ợc hình thành và vận hành một cách đồng bộ. Quá trình hội nhập và mở rộng giao l−u quốc tế diễn ra sâu rộng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đ−ợc nâng caọ Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý nhà n−ớc trong lĩnh vực t− pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo h−ớng phát huy quyền dân chủ, tăng c−ờng pháp chế, xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một xu thế tất yếu, phản ánh nhu cầu khách quan của sự phát triển. Về vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới hoạt động t− pháp, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng khóa IX tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có nêu: "Xây dựng hệ thống cơ quan t− pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con ng−ờị Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến l−ợc cải cách t− pháp đến năm 2020. Cải cách t− pháp khẩn tr−ơng, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm..." [6, tr. 127]. "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" [6, tr. 126].

Về ph−ơng h−ớng hoàn thiện pháp luật tố tụng, Nghị quyết số 49 có đoạn viết:

1. "Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ng−ời tiến hành tố tụng và ng−ời tham gia tố tụng theo h−ớng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất l−ợng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động t− pháp".

Phiên tòa xét xử là biểu hiện tập trung nhất của hoạt động t− pháp. Để đ−a ra một phán quyết công bằng, khách quan và đúng pháp luật. Chế định phiên tòa sơ thẩm phải đ−ợc quy định một cách khoa học, đồng bộ và có tính khả thị Quyền hạn và trách nhiệm của ng−ời tiến hành tố tụng đ−ợc quy định cụ thể và theo h−ớng họ chỉ đ−ợc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình trong phạm vi pháp luật quy định. Đề cao tính độc lập, chủ động và phát huy tính dân chủ trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của những ng−ời tham gia tố tụng. Nâng cao chất l−ợng tranh tụng tại phiên tòa là vấn đề then chốt, đảm bảo một nền t− pháp văn minh, tiến bộ, thể hiện đúng bản chất của việc

giải quyết tranh chấp dân sự xuất phát từ quyền tự định đoạt và trách nhiệm chứng minh thuộc về đ−ơng sự.

2. "Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định".

Với tốc độ phát triển các quan hệ dân sự ngày càng đa dạng và phong phú cùng với sự gia tăng mạnh mẽ số l−ợng các tranh chấp dân sự. Việc xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với các vụ án dân sự là hết sức cần thiết. Thủ tục rút gọn giúp cho tòa án giảm bớt số l−ợng án tồn đọng hàng năm, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phù hợp với xu thế đơn giản hóa mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan công quyền.

3. "Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự… để tạo điều kiện cho các đ−ơng sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của mình".

Trong thời gian tới, tiếp tục xây dựng các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các đ−ơng sự thu thập chứng cứ một cách thuận lợị Hình thành loại hình dịch vụ công trong các cơ quan, tổ chức để phục vụ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lấy tài liệu, thông tin sử dụng vào hoạt động chứng minh tại phiên tòạ Hoàn thiện các quy định về pháp luật tố tụng phải đi đôi với việc hoàn thiện các quy định của các ngành luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, khả thị Trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh của đ−ơng sự sẽ không thực hiện đ−ợc nếu nh− không có cơ chế pháp lý tạo điều kiện cho họ trong quá trình đi thu thập chứng cứ.

Nghị quyết 49 đồng thời cũng chỉ ra những thách thức đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ cải cách t− pháp:

Các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố n−ớc ngoài có chiều h−ớng tăng về số l−ợng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan t− pháp ngày càng cao; các cơ quan t− pháp phải thật

sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ng−ời, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa [5, tr. 1].

Theo Nghị quyết 49, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng nhằm h−ớng tới mục tiêu "xây dựng nền t− pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh…hoạt động t− pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đ−ợc tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao" [5, tr. 2]. Về quan điểm chỉ đạo, "cải cách t− pháp phải đặt d−ới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng", "phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [5, tr. 2], phát huy sức mạnh của toàn xã hội và phải tiến hành khẩn tr−ơng, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những b−ớc đi vững chắc.

Tr−ớc đó, Nghị quyết số 08 cũng đã gợi mở những định h−ớng hoạt động xét xử của tòa án:

Khi xét xử, các tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng tr−ớc pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của ng−ời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những ng−ời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định [4, tr. 5]. * Trong tình hình hiện nay, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trong cuộc sống kinh tế thị tr−ờng, thu nhập của ng−ời dân ngày càng đ−ợc nâng cao, đời sống xã hội ngày càng văn minh và tiến bộ, ng−ời dân có quyền đòi hỏi những giá trị dân chủ đích thực mà tr−ớc hết là một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, công khai và minh bạch, các quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, có sức mạnh, làm công cụ hữu

hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sự phù hợp giữa các hệ thống pháp luật sẽ đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu t− n−ớc ngoài cũng nh− tăng c−ờng trao đổi th−ơng mại quốc tế.

3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện chế định phiên tòa sơ thẩm dân sự

3.3.2.1. Bổ sung vào BLTTDS những nội dung sau

* Bổ sung vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS nguyên tắc tranh tụng với nội dung sau: "Tòa án bảo đảm cho các đ−ơng sự tranh tụng tại phiên tòa một cách dân chủ, bình đẳng và đúng pháp luật".

Việc quy định nguyên tắc tranh tụng vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS một mặt khẳng định vị trí, vai trò cũng nh− tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đồng thời là t− t−ởng chỉ đạo, đòi hỏi hoạt động xét xử của tòa án phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên tòạ Coi tranh tụng là hoạt động trung tâm của phiên tòa xét xử, kết quả của việc tranh tụng là căn cứ để tòa án đ−a ra phán quyết cuối cùng.

* Bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn: - Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:

Các tranh chấp dân sự xuất phát từ hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ ổn định, th−ờng xuyên đ−ợc thanh toán bằng hóa đơn;

Các tranh chấp dân sự mà đối t−ợng tranh chấp đơn giản, xác định đ−ợc giá trị ngay, chứng cứ rõ ràng;

Bị đơn trong thủ tục rút gọn là các cá nhân, tổ chức có lai lịch, địa chỉ rõ ràng, hiện đang c− trú tại địa bàn nơi tòa án có thẩm quyền.

- Trình tự giải quyết theo thủ tục rút gọn:

Các tranh chấp đ−ợc giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có Quyết định giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn đ−ợc giải quyết bởi một thẩm phán.

Quyết định giải quyết theo thủ tục rút gọn có hiệu lực ngay và đ−ợc thi hành theo thủ tục thi hành án.

- Thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn:

Thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn là một tháng kể từ ngày thụ lý vụ kiện.

Thủ tục rút gọn giải quyết các tranh chấp dân sự đang còn là vấn đề mới mẻ trong pháp luật TTDS Việt Nam. Tuy nhiên, việc quy định thủ tục rút gọn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chủ tr−ơng cải cách t− pháp mà Đảng và Nhà n−ớc ta đã đề ra, đồng thời đáp ứng nhu cầu giải quyết số l−ợng các tranh chấp dân sự đang ngày càng gia tăng, giảm bớt số l−ợng án tồn đọng hàng năm của ngành tòa án, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3.3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành trong BLTTDS * Bổ sung Điều 233 thành nội dung nh− sau:

1. "Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, ng−ời tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng đã thu thập đ−ợc và đã đ−ợc xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng nh− kết quả việc hỏi tại phiên tòạ Ng−ời tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của ng−ời khác. Bị đơn luôn là ng−ời đối đáp sau cùng nếu họ không

muốn phát biểu thêm. Chủ tọa phiên tòa không đ−ợc hạn chế thời gian tranh

luận, tạo điều kiện cho những ng−ời tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nh−ng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án, những nội

dung đã tranh luận xong".

2. "Nếu tranh luận kéo dài sang ngày khác thì việc tranh luận đ−ợc tiếp tục vào ngày làm việc tiếp theọ Chủ tọa phiên tòa phải thông báo cho những ng−ời có mặt tại phiên tòa thời gian và địa điểm tiếp tục việc tranh luận".

Việc bổ sung quyền phát biểu sau cùng thuộc về bị đơn dựa trên nguyên lý bị đơn là ng−ời bị nguyên đơn kiện, bị đơn là ng−ời bị cho là đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Chính vì vậy, việc đánh giá tài liệu, chứng cứ và các quan điểm, đề nghị của bị đơn về việc giải quyết vụ án bao giờ cũng trên cơ sở yêu cầu, lập luận của nguyên đơn, do đó bị đơn phải là ng−ời phát biểu sau cùng mới đảm bảo cho họ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình là có căn cứ và hợp pháp. Quy định trên đồng thời phù hợp với trình tự phát biểu khi tranh luận quy định tại Điều 232 BLTTDS. Việc bổ sung nội dung trên nhằm tránh tr−ờng hợp chủ tọa phiên tòa kết thúc phần tranh luận ngay sau khi nguyên đơn phát biểu xong.

Theo quy định của Bộ luật hiện hành, việc tranh luận không hạn chế về thời gian nên việc tranh luận có thể kéo dài sang những ngày tiếp theọ Việc bổ sung khoản 2 vào Điều 233 đảm bảo cho quy định trên chặt chẽ và đầy đủ hơn.

* Điều 236 khoản 3 bổ sung phần tranh luận vào nh− sau:

3. "Khi nghị án chỉ đ−ợc căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã đ−ợc kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa, kết quả tranh luận

tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những ng−ời tham gia tố tụng,

Kiểm sát viên".

Kết quả tranh luận tại phiên tòa là căn cứ quan trọng làm cơ sở tòa án đ−a ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án. Việc bổ sung nội dung trên nhằm khắc phục thiếu sót của BLTTDS đồng thời phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 08.

* Khoản 1 Điều 221 sửa đổi, bổ sung theo h−ớng đ−ơng sự và ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ−ơng sự không trình bày lại về yêu cầu, yêu cầu độc lập, yêu cầu phản tố, đề nghị để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp mà tr−ớc đó họ đã trình bày tại tòa án và sau khi đã đ−ợc hỏi về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu mà chỉ trình bày những vấn đề mới ch−a có trong lời khai của họ tr−ớc đó:

1. "Trong tr−ờng hợp có đ−ơng sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đ−ơng sự không tự thỏa thuận đ−ợc với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu có đ−ơng sự trình bày những vấn đề mới ch−a có trong đơn khởi kiện hoặc lời khai của họ tr−ớc đó thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đ−ơng sự theo trình tự sau đây:

a) Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai của nguyên đơn tr−ớc đó để chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến;

b) Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến bổ sung cho lời khai của bị đơn tr−ớc đó đối với yêu cầu của nguyên đơn; trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai của bị đơn tr−ớc đó để chứng minh cho yêu cầu phản tố, đề nghị của họ là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;

c) Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến bổ sung cho lời khai của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tr−ớc đó đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai tr−ớc đó của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để chứng minh cho yêu cầu độc lập, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

Việc sửa đổi nội dung trên nhằm giảm bớt các thủ tục không cần thiết nh− đã phân tích tại phần thực trạng các quy định của BLTTDS về phiên tòa sơ thẩm, h−ớng tới nội dung trọng tâm là hoạt động tranh tụng tại phiên tòạ Qua đó từng b−ớc xây dựng phiên tòa sơ thẩm dân sự với các trình tự, thủ tục cơ bản nh− các phiên tranh tụng tại tòa án.

* Bổ sung thời điểm kết thúc việc tiếp nhận chứng cứ vào khoản 1 Điều 84 theo nội dung nh− sau:

1. "Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đ−ơng sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đ−ơng sự không nộp

hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ tr−ờng hợp pháp luật có quy định khác. Đối với vụ án

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 60 - 71)