Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 34 - 46)

2.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa 2.2.1.1. Khai mạc phiên tòa

Sau khi các b−ớc chuẩn bị khai mạc phiên tòa đ−ợc tiến hành. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòạ "Đây là thủ tục

mang tính chất hành chính nh−ng bắt buộc phải thực hiện tr−ớc khi Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án" [42, tr. 97]. Việc khai mạc phiên tòa đ−ợc thực hiện nh− sau (Điều 213 BLTTDS):

- Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đ−a vụ án ra xét xử.

- Th− ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những ng−ời tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những ng−ời tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra và kiểm tra căn c−ớc của đ−ơng sự.

- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đ−ơng sự và của những ng−ời tham gia tố tụng khác.

- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch.

- Chủ tọa phiên tòa hỏi những ng−ời có quyền yêu cầu thay đổi những ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

2.2.1.2 Giải quyết yêu cầu thay đổi ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch

Trong tr−ờng hợp có ng−ời yêu cầu thay đổi ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định sau khi nghe ý kiến của ng−ời bị yêu cầu thay đổị Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trong tr−ờng hợp phải thay đổi ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòạ Quyết định hoãn phiên tòa đ−ợc chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những

ng−ời tham gia tố tụng biết. Tr−ờng hợp không chấp nhận thì phải nêu lý do (Điều 214 BLTTDS).

2.2.1.3. Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có ng−ời vắng mặt

Theo quy định tại Điều 215 BLTTDS, khi có ng−ời tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà thuộc tr−ờng hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định hoãn phiên tòạ

Nếu những ng−ời tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc tr−ờng hợp Tòa án buộc phải hoãn phiên tòa (nh− vắng mặt ng−ời làm chứng, ng−ời phiên dịch, ng−ời giám định) thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có ng−ời đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, tr−ờng hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý dọ Quyết định hoãn phiên tòa phải đ−ợc Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải đ−ợc lập thành văn bản.

Ngoài ra, tr−ớc khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên tòạ Trong tr−ờng hợp cần thiết, chủ tọa phiên tòa có thể cách ly những ng−ời làm chứng với nhau hoặc ng−ời làm chứng với các bên đ−ơng sự để đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử (Điều 216 BLTTDS).

2.2.2. Thủ tục hỏi tại phiên tòa

Thủ tục hỏi tại phiên tòa là thủ tục chính thức đi vào giải quyết phần nội dung của vụ án. Thủ tục hỏi đ−ợc quy định tại các điều, từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTD.

Việc hỏi tại phiên tòa là để xem xét các chứng cứ trong vụ án thông qua việc hỏi những ng−ời tham gia tố tụng. Vì vậy, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của các đ−ơng sự.

* Thủ tục hỏi đ−ợc bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi đ−ơng sự các vấn đề sau đây:

- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không;

- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không;

- Hỏi ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không (Điều 217 BLTTDS). Việc chủ tọa phiên tòa hỏi đ−ơng sụ các vấn đề nh− trên tr−ớc khi hỏi về nội dung vụ án nhằm khẳng định quyền tự định đoạt của đ−ơng sự trong việc giải quyết vụ án. Tòa án chỉ tiếp tục giải quyết vụ án khi đ−ơng sự vẫn tiếp tục yêu cầụ Trong quá trình tố tụng các đ−ơng sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu của mình; có quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề tranh chấp mà không trái pháp luật và đạo đức xã hộị

Nếu các bên đ−ơng sự đề nghị đ−ợc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét vấn đề này nh− sau (Điều 218 BLTTDS):

- Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đ−ơng sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không v−ợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầụ

- Trong tr−ờng hợp có đ−ơng sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đ−ơng sự đã rút.

Khi Hội đồng xét xử đã xem xét chấp nhận cho các bên đ−ơng sự đ−ợc quyền thay đổi, bổ sung một phần hay toàn bộ yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc thay đổi địa vị tố tụng của các đ−ơng sự. Điều 219 BLTTDS đã quy định việc thay đổi đó nh− sau:

- Trong tr−ờng hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nh−ng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

- Trong tr−ờng hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nh−ng ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan trở thành nguyên đơn, ng−ời có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

Sau khi xác nhận lại yêu cầu và t− cách tố tụng của những ng−ời tham gia tố tụng. Chủ tọa phiên tòa phải hỏi các đ−ơng sự có thỏa thuận đ−ợc với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong tr−ờng hợp các đ−ơng sự thỏa thuận đ−ợc với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện và không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đ−ơng sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đ−ơng sự về việc giải quyết vụ án phải đ−ợc lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật (Điều 220 BLTTDS).

* Nghe lời trình bày của đ−ơng sự:

Trong tr−ờng hợp các đ−ơng sự vẫn có yêu cầu của mình và không tự thỏa thuận đ−ợc với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử bắt đầu việc xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đ−ơng sự về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Các bên đ−ơng sự trình bày tại phiên tòa nh− sau:

- Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trong tr−ờng hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về yêu cầu khởi kiện và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

- Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến.

- Ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề

nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Ng−ời có quyền lợị nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

Trong tr−ờng hợp nguyên đơn, bị đơn, ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.

Quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa dân sự đã thể hiện chủ tr−ơng đổi mới trong hoạt động t− pháp của Đảng và Nhà n−ớc tạ Đó là việc mở rộng hơn nữa quyền dân chủ và vai trò của đ−ơng sự, những ng−ời tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Xu h−ớng tiến tới nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, đặc biệt là trong thủ tục hỏi đ−ợc thể hiện cụ thể trong một số quy định mới so với PLTTGQCVADS. BLTTDS quy định trong tr−ờng hợp nguyên đơn, bị đơn, ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Tại phiên tòa, đ−ơng sự, ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ−ơng sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình.

* Trình tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 222, 223, 224, 225, 226, 230 BLTTDS):

Sau khi nghe xong lời trình bày của đ−ơng sự, việc hỏi đ−ợc tiến hành theo thứ tự Chủ tọa phiên tòa hỏi tr−ớc rồi đến hội thẩm nhân dân, sau đó đến ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ−ơng sự, đ−ơng sự và những ng−ời tham gia tố tụng khác; tr−ờng hợp có kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì kiểm sát viên hỏi sau đ−ơng sự. Việc hỏi đ−ợc thực hiện đối với từng ng−ời và từng vấn đề một, các đ−ơng sự có thể tự mình trả lời hoặc ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ−ơng sự trả lời thay cho đ−ơng sự và sau đó đ−ơng sự có thể trả lời bổ sung.

Đối với các đ−ơng sự, việc hỏi chỉ xoay quanh những vấn đề mà đ−ơng sự và ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ch−a rõ hay mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn giữa các phần trình bày của các đ−ơng sự và ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những ng−ời nàỵ "Mục đích của tố tụng hỏi tại phiên tòa là để xem xét, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án, thông qua đó làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà các bên đ−ơng sự còn có các ý kiến khác nhau" [34, tr. 282].

Đối với ng−ời làm chứng, tr−ớc khi hỏi, chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đ−ơng sự trong vụ án; nếu ng−ời làm chứng là ng−ời ch−a thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, ng−ời giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏị Nếu có nhiều ng−ời làm chứng thì phải hỏi riêng từng ng−ời một. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu ng−ời làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi ng−ời làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm ng−ời làm chứng những điểm mà họ trình bày ch−a đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ tr−ớc đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đ−ơng sự, ng−ời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ−ơng sự. Trong tr−ờng hợp cần thiết phải đảm bảo an toàn cho ng−ời làm chứng và những ng−ời thân thích của họ, Hội đồng xét xử không tiết lộ những thông tin về nhân thân của ng−ời làm chứng và không để những ng−ời trong phiên tòa nhìn thấy họ.

Đối với ng−ời giám định, họ phải trình bày nội dung kết luận giám định của mình về vấn đề đ−ợc giao giám định. Ng−ời giám định có quyền giải thích, bổ sung về kết luận giám định, phân tích các căn cứ để đ−a ra kết luận giám định trong khi trình bàỵ Kiểm sát viên và những ng−ời tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định. Ng−ời giám định phải trả lời các câu hỏi của ng−ời tham gia tố tụng (hay kiểm sát viên) về những vấn đề còn ch−a rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác trong vụ án. Khi có ng−ời tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định đ−ợc công bố tại phiên tòa và có

yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại và quyết định hoãn phiên tòạ Trong tr−ờng hợp ng−ời giám định không tham gia phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định

Trong khi tiến hành việc hỏi tại phiên tòa, vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng đ−ợc đ−a ra để xem xét. Điều này giúp Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ đ−ợc đầy đủ, khách quan, đồng thời giúp cho các đ−ơng sự thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cũng nh− quyền bảo vệ trên cơ sở các chứng cứ đ−ợc đ−a ra để qua đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án đ−ợc bộc lộ qua việc hỏi và trình bày của các đ−ơng sự. Để bảo đảm các chứng cứ đ−ợc xem xét một cách đầy đủ, toàn diện trong vụ án, BLTTDS đã có quy định mới đó là khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với các đ−ơng sự đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đ−a đến phiên tòa đ−ợc. Theo yêu cầu của kiểm sát viên, ng−ời tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm ghi hình tại phiên tòa, trừ tr−ờng hợp cần giữ bí mật nhà n−ớc, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời t− của cá nhân theo yêu cầu của đ−ơng sự.

Ngoài các hoạt động nêu trên, để giúp cho việc xem xét vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, Hội đồng xét xử khi thấy cần thiết có thể công bố các tài liệu của vụ án. Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án trong các tr−ờng hợp sau:

- Ng−ời tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa mà trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai;

- Những lời khai của ng−ời tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với những lời khai tr−ớc đó;

- Trong các tr−ờng hợp khác mà Tòa án thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của kiểm sát viên, ng−ời tham gia tố tụng.

- Trong tr−ờng hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà n−ớc, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ gìn bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời t− của cá nhân theo yêu cầu của đ−ơng sự thì Hội đồng xét xử không

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 34 - 46)