Thực trạng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 49 - 53)

3.1. Thực trạng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm về phiên tòa sơ thẩm

Có thể nói sự ra đời của BLTTDS 2004 nh− "một làn gió mới" hòa chung vào bầu không khí cải cách t− pháp đang diễn ra sôi động trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng đ−ợc chủ tr−ơng đã đ−ợc đề ra trong Nghị quyết 08, đồng thời giúp cho Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp dân sự đang ngày càng gia tăng và có chiều h−ớng phức tạp.

Kể từ khi BLTTDS bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, các Tòa án đã có nhiều cố gắng để giải quyết một khối l−ợng công việc khá lớn.

Công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình:

Các Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 134.332 vụ việc; đã giải quyết 115.186 vụ việc, đạt 86% (trong đó các Tòa án cấp huyện đã giải quyết 110.288 vụ việc; các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 4.898 vụ việc)... Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5%, bị sửa là 3,6%. So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,2%, bị sửa giảm 0,1% [28, tr. 4].

Công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh th−ơng mại và yêu cầu tuyên bố phá sản:

Các Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 1.260 vụ việc; đã giải quyết 1.035 vụ việc, đạt 82,1% (trong đó các Tòa án cấp huyện giải quyết 169 vụ việc; các Tòa án cấp tỉnh giải quyết 866 vụ việc)... Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 2,5%, bị sửa là 3,9%. So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,3%, bị sửa tăng 1,3% [28, tr. 4].

Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động:

Các Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 950 vụ việc; đã giải quyết 812 vụ việc, đạt 86% (trong đó các Tòa án cấp huyện giải quyết 497 vụ việc; các Tòa án cấp tỉnh giải quyết 315 vụ việc)... Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 2,2%, bị sửa là 5,2%. So với năm 2004, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy tăng 1,2%, bị sửa tăng 2% [28, tr. 5]. Tuy nhiên, các quy định của BLTTDS cũng nh− thực tiễn áp dụng Bộ luật này vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu đòi hỏi của tiến trình cải cách t− pháp, ch−a ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của xã hộị Thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thẩm còn nổi lên một vài tồn tại nh− sau:

Đối với tr−ờng hợp thay đổi địa vị tố tụng tại phiên tòa, Điều 219 quy định còn chung chung, thiếu cụ thể và ch−a tiên liệu đ−ợc hết các tình huống có thể xảy rạ Nếu tr−ờng hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút yêu cầu phản tố nh−ng ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, Tòa án đình chỉ xét xử đối với yêu cầu và phản yêu cầu đó cũng đồng nghĩa với việc đình chỉ về mặt nội dung vụ án theo nh− vụ án tại thời điểm thụ lý. Nh− vậy, nếu nh− phiên toà vẫn tiếp tục thì nội dung ánvụ án sau khi đã thay đổi địa vị tố tụng sẽ không giống nh− nội dung vụ án tại thời điểm thụ lý ban đầu, trong khi vụ án (theo số thụ lý ban đầu) vẫn là vụ án đang đ−ợc giải quyết tại phiên tòạ Trên thực tế các Tòa án đã giải quyết vấn đề này theo nhiều cách khác nhaụ Có Tòa án đã đình chỉ việc giải quyết vụ án và h−ớng dẫn cho ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khởi kiện lại, có Tòa án kẻ thêm các cột trong biểu mẫu sổ thụ lý để vào các thông tin sau khi có sự thay đổi và tiếp tục giải quyết vụ án.

Về các tr−ờng hợp đ−ơng sự vắng mặt tại phiên tòa quy định tại các điều 199, 200, 201 BLTTDS vẫn còn thể hiện nhiều bất cập. Các điều luật quy định nếu đ−ơng sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng là căn cứ hoãn phiên tòa nh−ng không giải thích thế nào là có lý do chính đáng. Điều luật cũng

không đ−a ra hậu quả pháp lý đối với tr−ờng hợp đ−ơng sự vắng mặt lần thứ nhất không có lý do chính đáng. Vì vậy, tr−ờng hợp đ−ơng sự vắng mặt lần thứ nhất dù có hay không có lý do chính đáng thì vẫn phải hoãn phiên tòạ Cách quy định nh− vậy đã không khắc phục đ−ợc hạn chế tr−ớc kia của PLTTGQCVADS. Thực tiễn xét xử cho thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho phiên tòa sơ thẩm bị hoãn nhiều lần.

Về quy định nguyên đơn, bị đơn, ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã đ−ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt cũng còn nhiều cách hiểu khác nhaụ Theo cách hiểu thứ nhất: "Triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt là hai lần Tòa triệu tập và cả hai lần đ−ơng sự vắng mặt. Với quan điểm này, mỗi đ−ơng sự đ−ợc vắng mặt một lần. Do đó một vụ án có bao nhiêu đ−ơng sự thì có khả năng phải hoãn phiên tòa bấy nhiêu lần" [30, tr. 13]. Quan điểm thứ hai thì cho rằng: "Phải lấy số lần tống đạt hợp lệ giấy triệu tập để tính. Nếu đ−ơng sự đã đ−ợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, thì dù phiên tòa lần thứ nhất đ−ơng sự có mặt hay không có mặt, mà phiên tòa lần thứ hai vắng mặt thì vẫn đ−ợc coi là triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay xét xử vắng mặt đ−ơng sự" [30, tr. 13]. Để việc áp dụng luật đ−ợc thống nhất, cần có sự giải thích, h−ớng dẫn các quy định nàỵ

Khoản 1 và 2 Điều 201 BLTTDS quy định bản án và các quyết định nh− quyết định thay đổi ng−ời tiến hành tố tụng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa đ−ợc thảo luận và thông qua phòng nghị án mà không quy định cho tr−ờng hợp ra quyết định công sự thỏa thuận của đ−ơng sự. Trong khi đó quyết định này cũng không thể thông qua tại phòng xử án theo khoản 3 của điều nàỵ Đây cũng là một thiếu sót khiến cho các tòa án gặp khó khăn và có nhiều cách vận dụng khác nhaụ

Ngoài những tồn tại cụ thể nêu trên, một số quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo BLTTDS 2004 còn bộc lộ những hạn chế, ch−a thoát khỏi t− duy lập pháp của các giai đoạn tr−ớc, thể hiện thái độ dè dặt, ngập ngừng trong tiến trình cải cách t− pháp vốn đã đ−ợc đề ra từ Nghị quyết 08:

Thủ tục hỏi tại phiên tòa (thay cho thủ tục xét hỏi tại phiên tòa tr−ớc kia) đã đánh giá đúng bản chất của quan hệ TTDS tại tòa án, đề cao vai trò, vị trí của đ−ơng sự trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy các quy định về nghe lời trình bày và hỏi các bên đ−ơng sự (tại các từ Điều 221 đến Điều 225 BLTTDS) còn r−ờm rà và không cần thiết. Đối với nguyên đơn, các yêu cầu và chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu của họ đã đ−ợc làm rõ trong quá trình khởi kiện, thụ lý, hòa giải và chuẩn bị xét xử. Bị đơn và ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã đ−ợc tòa án thông báo về việc giải quyết vụ án (Điều 174), họ có quyền đ−a ra ý kiến, kèm theo tài liệu, chứng cứ, quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, quyền yêu cầu tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện của phía bên kia tr−ớc khi mở phiên tòạ Nh− vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, các bên đ−ơng sự đã nắm đ−ợc toàn bộ nội dung vụ kiện và có sự chuẩn bị tr−ớc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có đ−ơng sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đ−ơng sự vẫn không tự thỏa thuận đ−ợc với nhau về việc giải quyết vụ án, không đ−a ra tài liệu, chứng cứ mới thì việc nghe lời trình bày và hỏi đ−ơng sự chỉ nên tiến hành nếu xét thấy cần thiết.

Theo tinh thần cải cách t− pháp, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để tòa án đ−a ra phán quyết cuối cùng. Rất tiếc BLTTDS 2004 đã không quy định tranh tụng là một nguyên tắc của TTDS. Các quy định về tranh luận tại phiên tòa còn ch−a nhiều và ch−a đ−ợc h−ớng dẫn cụ thể. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa theo quy định của BLTTDS 2004 trên thực tế ch−a có nhiều chuyển biến đáng kể, ch−a tạo đ−ợc sự "đột phá" đ−a phần tranh luận trở thành trung tâm của phiên tòa xét xử. Trong thời gian tới, các quy định về tranh luận tại phiên tòa nên tiếp tục đ−ợc quy định đầy đủ và cụ thể hơn, kết quả của hoạt động tranh tụng phải đ−ợc phản ánh rõ trong phán quyết của tòa án.

BLTTDS 2004 xác định việc giao nộp chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đ−ơng sự, nếu đ−ơng sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu

hậu quả của việc không nộp hoặc không nộp đầy đủ đó (Điều 84). Tuy nhiên, việc không ấn định thời điểm giao nộp chứng cứ dẫn đến việc các đ−ơng sự chỉ cung cấp chứng cứ vào thời điểm có lợi cho họ. Nhiều tr−ờng hợp, đ−ơng sự không bổ sung thêm chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm mà chờ đến phiên tòa phúc thẩm mới giao nộp chứng cứ vì cho rằng thành phần Hội đồng xét xử cũng nh− diễn biến vụ án tại phiên tòa sơ thẩm không có lợi cho họ. Điều này đã ảnh h−ởng đến chất l−ợng xét xử của tòa án, kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện, thậm chí vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.

Theo Điều 211 khoản 4 BLTTDS, ng−ời tham gia tố tụng có quyền đ−ợc xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký tên xác nhận. Đây là những quy định rất khó thực hiện trong thực tế. Hầu nh− tại các phiên tòa sơ thẩm, th− ký phiên tòa không thể theo hết đ−ợc các tình huống diễn ra tại phiên tòa và th−ờng ghi bút ký phiên tòa sau khi kết thúc việc xét xử. Nếu nh− các đ−ơng sự yêu cầu đ−ợc xem biên bản phiên tòa ngay tại chỗ thì Hội đồng xét xử sẽ đ−a ra nhiều lý do khác nhau để từ chối yêu cầu nàỵ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS (Trang 49 - 53)