Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (Trang 66)

b. Hồ sơ khai thác bảo hiểm thân tàu thuỷ

3.2. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

3.2.1. Mục tiêu :

- Khắc phục được những khó khăn hạn chế, từng bước lớn mạnh góp

phần vào sự phát triển chung của BHDK Việt Nam.

- Mở rộng địa bàn,hoạt động có hiệu quả để có thể thâm nhập vào các công trình dự án lớn.

- Phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm tương xứng với tiềm năng thị trường.

3.2.2. Định hướng chiến lược trong năm 2008 :

3.2.2.1. Kế hoạch doanh thu :

Theo kế hoạch của tổng công ty và trên cơ sở tiềm năng của thị trường, đội ngũ CBNV và ĐL, PVI Đông Đô phấn đấu đạt kế hoạch doanh thu 72 tỷ, trong đó tạm thời giao cho các phòng như sau :

- Phòng Tài sản – Kỹ thuật : 14,6 tỷ đ - Phòng Xe cơ giới – con người : 19,0 tỷ đ - Phòng Hàng Hải : 17,0 tỷ đ - P.KDKV Hoàng Mai : 7,5 tỷ đ - P.KDKV Thanh Xuân : 7,6 tỷ đ - P.KDKV Đông Anh : 5,0 tỷ đ - P.KDKV Ba Đình : 4,5 tỷ đ - P.KDKV huyện Gia Lâm : 4,0 tỷ đ Tổng cộng : 72,00 tỷ đ

3.2.2.2. Kế hoạch phát triển nhân lực và mạng lưới :

- Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Tổng công ty giao cho, việc bổ sung nhân lực cho các bộ phận là rất quan trọng. Vì vậy PVI Đông Đô dự kiến sẽ trình Tổng công ty kế hoạch nhân sự, nâng tổng số CBNV lên 72 người vào cuối năm 2008.

Đầu năm Quý I Quý II Quý III Quý IV BQ cả năm

24 40 52 64 72 57

- Trong quá trình hoạt động, nếu nghiệp vụ nào phát triển mạnh hoặc có điều kiện để phát triển thì công ty sẽ đề nghị thành lập các phòng mới. Đồng thời cũng xin đăng ký với Tổng công ty trong quý II /2008 sẽ thành lập

P.KDKV Thanh Trì và trong quý III/2008 thành lập P.KDKV huyện Từ Liêm,…

3.2.2.3. Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý :

- Giao nhiệm vụ cho P.XCG,CN và QLĐL xây dựng chương trình phát triển mạng lưới đại lý tổng thể và bền vững. Phấn đấu đến hết năm 2008, cả công ty có ít nhất 300 ĐL bán lẻ hoạt động có hiệu quả. Chỉ tiêu cụ thể giao cho các phòng như sau : XCG : 75; Hoàng Mai : 50 ; Thanh Xuân : 50 ; Đông Anh : 50 ; Gia Lâm : 35 ; Ba Đình : 40.

- Tạo điều kiện tối đa cho ĐLCN phát triển ĐL bán lẻ, khách hàng. Tạo sự gắn kết giữa ĐLCN với công ty lâu dài và hướng tới là nguồn bổ sung nhân lực cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

3.2.2.4. Định hướng khác :

- Xây dựng hệ thống bán hàng theo định hướng của lãnh đạo Tổng công ty làm 2 mảng rõ rệt : mảng bán buôn và bán lẻ. Mảng bán buôn tập trung vào một số Tổng công ty, công ty lớn, BQLDA trên địa bàn được phân công. Đối với mảng bán lẻ tập trung vào xe cơ giới, xe máy, BH cháy, hàng hóa,… Tập trung phát triển BH trọn gói hộ gia đình, BH trách nhiệm.

- Phát triển mạnh các nghiệp vụ BH con người mức thu nhập cao, BH xuất khẩu lao động, BH du lịch nước ngoài, BH trách nhiệm người sử dụng lao động,…

- Củng cố và thiết lập mối quan hệ khăng khít với các Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính,…

- Tiếp tục thâm nhập vào các khu chế xuất, khu công nghiệp đóng tren địa bàn như KCN Nội Bài, Quang Minh, Sóc Sơn, Đài Tư,…và mở rộng ra các địa bàn lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,…

- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới ĐL, TĐL thông qua các showroom, gara, cây xăng, ĐL điện thoại, Điểm rửa xe,…để phát triển BH xe cơ giới, xe gắn máy. Gắn trách nhiệm phát triển ĐL với tất cả các CBNV.

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BH thân tàu tại Công ty BHDK Đông Đô Công ty BHDK Đông Đô

3.3.1. Kiến nghị đối với công ty

3.3.1.1. Công tác khai thác

- Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp tốt các chương trình tái tục bảo hiểm.

- Đối với các dịch vụ bảo hiểm thân tàu của Ngành, cán bộ khai thác phải chấp hành đúng quy định của công ty là chào giá cho các đơn vị trong ngành thấp hơn hoặc bằng giá trị thị trường, thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, không để cho khách hàng phải phàn nàn nhằm đảm bảo uy tín cho công ty.

- Để triển khai các dịch vụ ngoài ngành, cần tích cực mở rộng quan hệ với các công ty lớn, tìm cách xâm nhập và mở rộng thị trường.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tận dụng thế mạnh thương hiệu và sự hỗ trợ của Ptrovietnam và của BHDK Việt Nam để khai thác, quảng bá sản phẩm bảo hiểm thân tàu của công ty, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường một cách có bài bản.

- Tập trung vào việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm; mở rộng địa bàn, đồng thời tạo điều kiện, cơ chế và môi trường tốt cho các văn phòng khu vực khai thác.

- Thông qua các văn phòng khu vực, công ty có thể tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm thân tàu, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

- Hoàn thiện khâu tổ chức khai thác, phân công địa bàn tránh tình trạng chồng chéo, cạnh tranh nội bộ; có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh khu vực trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống. Từ đó giữ các khách hàng lâu dài cho mình, tạo niềm tin cho khách hàng.

- Trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc đưa ra mức phí hợp lý đặc biệt quan trọng đối với cả người mua và công ty. Khách hàng thường lựa chọn công ty bảo hiểm mà mình tham gia thông qua phí bảo hiểm. Do đó việc đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút đựơc khách hàng. Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết nên khi xác định phí bảo hiểm, Công ty cần phải lưu ý đến tính mùa vụ. Vào những thời điểm thiên nhiên có những biến động lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng theo, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn, nên phí bảo hiểm cao hơn.

Ngoài ra phí bảo hiểm cũng cần phải linh hoạt, có thể xem xét giảm phí ở từng trường hợp cụ thể.

3.3.1.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Việc đề phòng và hạn chế tổn thất là rất quan trọng và cần thiết đối với một công ty bảo hiểm. Có làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất mới làm giảm bớt đựơc số vụ tổn thất cũng như mức độ thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Vì vậy công tác này càng phải đặt lên hàng đầu, nó sẽ tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Cũng như bảo hiểm nói chung, công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm thân tàu cần phải được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của cả công ty bảo hiểm cũng như của các chủ tàu. Trong những năm vừa qua, thị trường kinh doanh bảo hiểm thân tàu gặp nhiều khó khăn, số vụ tổn thất về

tàu tăng cả về số lượng lẫn mức độ thiệt hại, là một công ty mới được thành lập BHDK Đông Đô có lợi thế là của người đi sau.Công ty nên thống kê tình hình tổn thất, rút ra nhận xét tổn thất hay rơi vào loại tàu nào, nguyên nhân nào là chủ yếu... Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Hướng dẫn, thúc đẩy các chủ tàu tuân thủ tốt các quy định đề phòng hạn chế tổn thất, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng của công tác này cũng như vai trò của họ trong công tác này, vì chủ tàu là người trực tiếp thực hiện việc đề phòng, hạn chế tổn thất.

3.3.1.3. Công tác giám định

- Nâng cao trình độ cho các giám định viên.

Tuy được sự trợ giúp tích cực của Tổng công ty BHDK Việt Nam nhưng vì mới thành lập nên đội ngũ giám định của công ty vẫn thiều những người có kinh nghiệm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Với tốc độ phát triển như hiện nay, hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm ngày càng tinh vi. Do đó việc nâng cao kỹ thuật giám định cho các giám định viên cũng như đào tạo thêm đội ngũ giám định viên là hết sức cần thiết, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc tiến hành giám định tổn thất cho con tàu khi bị đâm va, mắc cạn... là điều không dễ dàng. Công ty nên mở các khoá đào tạo ngắn hạn để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho giám định viên, trang bị cho họ những kĩ năng cần thiết để thao tác các công việc giám định một cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Ngoài ra công ty phải cập nhật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác giám định ở trên thế giới để cho các giám định viên của công ty nghiên cứu, tham khảo, học hỏi.

- Cung cấp các phương tiện giám định.

Công ty cũng cần phải đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, phuơng tiện giám định hiện đại, đầy đủ để cung cấp cho các giám định viên sử dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng tiện nghi tạo điều kiện tốt nhất để giám định viên công tác đạt hiệu quả cao.

3.3.1.4 Công tác bồi thường

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng thường đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm thông qua khâu bồi thường, bồi thường có đựoc tiến hành một cách nhanh chóng chính xác, hiệu quả sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Chính điều này sẽ nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Muốn vậy Công ty nên:

- Đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, bồi thường.

- Công tác giám định bồi thường cần phải triển khai bài bản hơn và thông suốt từ công ty tới các chi nhánh.

- Công ty nên mở rộng hơn nữa những mối quan hệ với các xí nghiệp sữa chữa và đóng tàu để đáp ứng yêu cầu sữa chữa nhanh chóng cho các con tàu khi có tổn thất xảy ra.

3.3.1.5 .Tổ chức cán bộ

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, công ty cần phải đặc biệt chú trọng tới việc phảt triển nguồn lực con người. Việc đào tạo cần phải được tiến hành một cách có hệ thống, có tính chất lâu dài. Phải có phương thức và hình thức đào tạo hợp lý thì mới có hiệu quả cao.

Trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh doanh, bảo hiểm, ngoại ngữ, các kỹ thuật có liên quan cần được nâng cao hơn nữa. Tăng tính chủ động trong công việc của các chuyên viên, nâng cao trách nhiệm, sự chuyên tâm trong công việc cũng như trau dồi nghiệp vụ,

Ngoài ra công ty có thể cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo khảo sát ở nước ngoài trong thời gian ngắn để nâng cao kiến thức tích luỹ kinh nghiệm hoặc có thể mời các chuyên gia của các tổ chức bảo hiểm lớn có uy tín sang Việt Nam giảng dạy, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng như tổ chức các cuộc hội thảo về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.

Bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá và sử dụng cán bộ một cách chính xác và hợp lý. Việc đào tạo và đề bạt phải đáp ứng được yêu cầu phát triển

của công ty vì nó quyết định tới hoạt động của công ty. Việc đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy được khả năng của mỗi cán bộ, tạo cho họ động lực mạnh mẽ, sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực, tài trí trong công việc.

3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng ty Dầu khí

- Tổng công ty giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo các cơ

sở để phù hợp với tốc độ tăng trưởng Công ty theo xu thế hội nhập quốc tế.

- Lãnh đạo Tổng công ty, các phòng ban chuyên môn trên cơ sở luật

kinh doanh bảo hiểm, tạo lợi thế kinh doanh và chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch

3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước

- Trong quá trình hội nhập sẽ có rất nhiều các công ty, tập đoàn bảo

hiểm mạnh của nước ngoài sẽ đổ xô vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm. Để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, Nhà nước cần phải đảm bảo sự phát triển năng động cầu thị trường bảo hiểm. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, theo dõi giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty.

- Ban hành biểu thuế phù hợp với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để tạo ra

thị trường toàn diện và đầy đủ.

- Ban hành các văn bản luật để hoàn thiện hệ thống luật kinh doanh bảo hiểm. Đảm bảo việc kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệp của các công ty bảo hiểm nước ngoài.

- Nhà nước cần quan tâm xem xét để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô thời gian qua. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK Đông Đô cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đểtheo kịp dược nhu cầu bảo hiểm của thị trường và đạt được chỉ tiêu của Công ty cũng như của Tổng công ty đề ra. Làm thế nào để việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao đó chính là điều mà Công ty đang quan tâm. Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của nghành bảo hiểm hàng hải, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự đầu tư, tập trung trẻ hoá đội tàu biển, sự hỗ trợ theo sát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty BHDK Việt Nam sẽ mở ra cho Công ty BHDK Đông Đô nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Hy vọng rằng BHDK Đông Đô sẽ ngày càng thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Chính và các anh chị phòng Hàng hải - Công ty BHDK Đông Đô đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ...2

BẢO HIỂM THÂN TÀU...2

1.1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu...2

1.1.1.Sự cần thiết của Bảo hiểm thân tàu...2

1.1.2.Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu...5

1.2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu...7

1.2.1.Các loại rủi ro...7

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w