b. Hồ sơ khai thác bảo hiểm thân tàu thuỷ
2.3.5.2 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu
Vì các HĐBH thân tàu khai thác được trong thời gian qua của Công ty BHDK Đông Đô chưa xảy ra tổn thất nào nên Công ty chưa mất chi phí bồi thường tổn thất, đây là một điều đáng mừng cho thấy công ty đã thực hiện tốt quy trình đành giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất.
Còn tại tổng công ty BHDK Việt Nam trong những năm gần đây các vụ tổn thất lớn đã được giải quyết dứt điểm như: giải quyết bồi thường vụ chìm tàu Mimosa với số tiền 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì- monobuoy (6,8 tỉ đồng), cháy mũi khoang tàu Ba Vì (5,6) tỉ đồng, hỏng trụ giàn khoan tàu Phong Lan…Ngoài ra BHDK cũng đã giải quyết nhanh chóng thoả đáng, đúng luật một số vụ tổn thất lớn của khách hàng ngoài ngành như: Tàu Long Xuyên mắc cạn tại Pohang Hàn Quốc (10,4 tỉ), bồi thường chìm tàu Bạch Đằng Giang (10 tỉ đồng), sự cố máy chính tàu Apollo Pacific tại Singapore (3 tỉ đồng), bồi thường tổn thất tàu Long An của Vitranschatr (2,4 tỉ đồng), Sự cố tàu An giang 06 mắc cạn tại cảng Đà Nẵng,…
Bảng 14: Tình hình chi bồi thường BH thân tàu của Tổng công ty
BHDK VN giai đoạn 2004 – 2007 ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu phí Trđ 38.973 45.049 54.529 68.767 2 Bồi thường Trđ 8.795 29.281 10.935 13.750 3 Tỷ lệ bồi thường/ DT % 22,57 64,79 20,05 19,95 (Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung tỷ lệ bồi thường khá cao, điều đó chứng tỏ tình hình tai nạn gây tổn thất tàu là rất thường xuyên. Năm 2005 là năm Tổng công ty phải bồi thường tổn thất nhiều nhất, do trong năm 2005 xảy ra một số tổn thất lớn như: Tổn thất tàu Sao mai 92 đâm va với giàn CTP, chìm tàu Mimosa, tổn thất tàu Monobuoy FSO Ba Vì, sự cố máy phát điện tàu VNSapphire, chìm tàu Bạch Đằng Giang.
CHƯƠNG III
KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY BHDK ĐÔNG ĐÔ