Chọn thời gian của bảo vệ

Một phần của tài liệu đề tài phân tích chế độ trung tính của lưới điện trung áp và ảnh hưởng của nó tới việc bảo vệ an toàn trong lưới trung (Trang 98 - 102)

D. Bố cục đề tài

6.2.3.Chọn thời gian của bảo vệ

Đối với DZ trên không, dùng thu lôi ống hay thu lôi van. Khi thu lôi van làm việc chúng tạo nên NM tạm thời trong khoảng 0,5-1,5 chu kỳ dòng điện xoay chiều. Để bảo vệ không tác động nhầm, thì rơle thời gian cần phải duy trì một thời gian làm việc khoảng 3-4 chu kỳ.

Hình 6.6. Sơ đồ bảo vệ.

MC: Máy Cắt; HĐC: Hộp đầu cáp; BI: Biến dòng; CC: Cuộn cắt; PT: Rơle dòng điện; PB: Rơle thời gian; P╥: Rơle trung gian; PY: Rơle tín hiệu; PT: Rơle điện từ.

Nếu không dùng rơle điện từ mà dùng rơle tác động kiểu cảm ứng, thì mạch bảo vệ đơn giản hơn. Vì rơ le cảm ứng đồng thời làm nhiệm vụ của rơle dòng điện, rơle thời gian, rơle trung gian và cả rơle tín hiệu. Song rơle cảm ứng làm việc không chắc chắn bằng rơle điện từ.

Hình 6.7. Bảo vệ chạm đất với rơle cảm ứng, nguồn thao tác xoay chiều lấy điện từ máy biến dòng bão hòa nhanh.

Hình 6.8. Bảo vệ chạm đất được kết hợp với bảo vệ NM nhiều pha.

KẾT LUẬN

1. Chế độ nối đất trung tính của hệ thống điện nói chung, của lưới điện trung áp phân phối nói riêng rất phong phú, đa dạng, điều đó có thể thấy rõ trong việc áp dụng các chế độ nối đất trung tính khác nhau ở các Quốc gia trên thế giới.

2. Mỗi loại chế độ nối đất trung tính đều có những ưu, nhược điểm riêng và không có loại chế độ nào có ưu thế rõ rệ t. Vì vậy, việc lựa chọn một chế độ nối đất trung tính thích hợp cho lưới trung áp phân phối là một vấn đề khó khăn, phức tạp đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, tính toán toàn diện, kỹ càng về tất cả các mặt.

3. Trong lưới trung áp phân phối có hai phương thức phân phối điện chủ yếu đó là phương pháp phân phối 3 pha 3 dây (3W) và 3 pha 4 dây (4W). Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Ở Việt Nam theo quyết định số 1867 - NL/KHKT cho phép áp dụng cả hai loại phương pháp phân phối cho lưới trung áp 22kV.

4. Do lịch sử phát triển nên hiện nay lưới điện trung áp phân phối ở nước ta có nhiều cấp điện áp: 6 kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV và các phương thức nối đất cũng khác nhau. Nhìn chung, đối với một hệ thống điện đã được xây dựng và vận hành lâu với một phương thức nối đất đã được lựa chọn, nên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, cải tiến để phát huy các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của phương thức nối đất đã được ch ọn vì thay đổi nó rất phức tạp và tốn kém.

5. Để đảm bảo an toàn cho con người , thiết bị trong quá trình vận hành đối với từng phương thức nối đất:

- Lưới trung áp phân phối có trung tính trực tiếp nối đất: để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thì yêu cầu bảo vệ rơle làm việc nhanh, tin cậy, chọn lọc.

- Lưới trung áp phân phối có trung tính nối đất qua tổng trở: vấn đề an toàn cho con người và thiết bị khá thuận lợi, nhưng cần phải tính toán để lựa chọn giá trị tổng trở nối đất thích hợp .

- Lưới trung áp phân phối có trung tính cách đất nối đất: để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thì cần phải tính toán dòng điện dung chạm đất, nếu vượt quá giá trị cho phép theo Quy phạm QLKT thì cần có biện pháp xử lý điểm trung tính; ngoài ra trong vận hành cần cắt nhanh các XT bị chạm đất, hoặc lắp đặt thiết bị bảo vệ để cắt nhanh XT chạm đất có dòng điện chạm đất lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Trần Bách (2004), Lưới Điện và Hệ Thống Điện (Tập I, Tập II), Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

2. Ngô Minh Khoa (2009), Giáo trình An toàn Điện, Khoa Kỹ Thuật và Công Nghệ, Trường Đại h ọc Quy Nhơn.

3. Lã Văn Út (2007),Ngắn mạch trong Hệ thống Điện, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

4. Bùi Ngọc Thư (2007), Mạng Cung Cấp và Phân Phối Điện, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

5. Trần Đình Long , Trần Đình Chân, Nguyễn Hồng Thái (1993), Bảo vệ Rơle trong Hệ thống Điện, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

6. Đặng Ngọc Dinh, Trần Bách, Ngô Công Quang, Trịnh Hùng Thái (1982), Hệ Thống Điện (Tập I, Tập II) ,Nhà Xuất Bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội

7. Nguyễn Công Hiền, Đặng Ngọc Dinh, Nguyễn Hữu Khái, Phan Đăng Khải, Nguyễn Thánh (1984),Giáo trình cung cấp điện, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu đề tài phân tích chế độ trung tính của lưới điện trung áp và ảnh hưởng của nó tới việc bảo vệ an toàn trong lưới trung (Trang 98 - 102)