Đặt bảo vệ theo dòng và áp TTK

Một phần của tài liệu đề tài phân tích chế độ trung tính của lưới điện trung áp và ảnh hưởng của nó tới việc bảo vệ an toàn trong lưới trung (Trang 93 - 95)

D. Bố cục đề tài

6.1.6.Đặt bảo vệ theo dòng và áp TTK

Đây là phương pháp bảo vệ cắt có chọn lọc DZ bị sự cố chạm đất đạt hiệu quả và kinh tế mà hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở lưới trung áp phân phối có trung tính cách đất.

Nguyên lý của bảo vệ này là dựa vào việc so sánh pha giữa dòng và áp TTK khi có chạm đất xảy ra.

b)

Hình 6.2. Bảo vệ theo dòng và áp TTK.

Tại các cáp xuất tuyến có lắp các biến dòng hình xuyến BIo để lọc thành phần TTK 3Io; tại thanh cái đầu nguồn có lắp biến áp đo lường sao/sao không/ tam giác hở (Y/Yo/V). Cuộn tam giác hở để để lấy thành phần áp TTK 3Uo . giả sử có chạm đất 1 pha tại điểm N lộ DZ1, cả 3 lộ DZ1, DZ2, DZ3 đều có thành phần dòng TTK 3Io, tại cuộn tam giác hở xuất hiện áp TTK 3Uo. Độ lớn dòng TTK như sau (phía nhất thứ):

3I0Dz1 = 3I0Dz2 + I0Dz3

3I0Dz2= 3UON x ω x CDz2

3I0Dz3= 3UON x ω x CDz3

Trong đó : 3UON - điện áp TTK tính toán.

ON

U = Uf (Uf - điện áp pha trong chế độ vận hành bình thường).

3Uo – điện áp TTK thực tế lấy từ cuộn tam giác hở của MBA đo lường, 3 I0Dz1 - dòng TTK của DZ 1, chậm sau 3Uo góc 900(hướng từ thanh cái ra DZ).

3I0Dz2 - dòng TTK của DZ 2, vượt trước 3Uo góc 900 (hướng từ DZ vào thanh cái).

3I0Dz3 - dòng TTK của DZ 3, vượt trước 3Uo góc 900 (hướng từ DZ vào thanh cái).

1

Dz

C , CDz2, CDz3 - lần lượt là điện dung 1 pha so đất của các DZ1, DZ2, DZ3. Ω = 2 πf (f = 50Hz)

Từ công thức trên ta tính chọn rơle công suất có hướng chỉ tác động đóng tiếp điểm khi 3Io chậm sau 3Uo góc 900.

Một phần của tài liệu đề tài phân tích chế độ trung tính của lưới điện trung áp và ảnh hưởng của nó tới việc bảo vệ an toàn trong lưới trung (Trang 93 - 95)