D. Bố cục đề tài
2.1.1. Khái niệm điểm trung tính
Điểm trung tính là điểm chung của 3 cuộn dây nối hình sao, việc lựa chọn phương thức làm việc của điểm trung tính xuất phát từ tình trạng của hệ thống khi có chạm đất 1 pha. Điểm trung tính có thể cách điện đối với đất, nối đất qua cuộn dập hồ quang hay nối đất trực tiếp.
Trong mỗi lưới điện, chế độ làm việc của điểm trung tính đóng một vai trò quan trọng. Nó quyết định đến trị số của dòng điện, điện áp khi xảy ra ngắn mạch một pha và trị số của quá điện áp nội bộ, nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng và chế tạo cách điện cho thiết bị. Do vậy, để đánh giá được ưu nhược điểm của các lưới có chế độ làm việc của điểm trung tính khác nhau ta dựa chủ yếu vào giá trị của dòng và áp trong chế độ ngắn mạch chạm đất một pha. Chế độ làm việc của điểm trung tính còn phụ thuộc vào cấp điện áp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư đường dây và thiết bị. Ở cấp điện áp cao nếu tiết kiệm được cách điện thì vố n đầu tư cho công trình giảm đi đáng kể. Sau đây ta sẽ xét từng chế độ làm việc của dây trung tính trong hệ thống điện.
Có các phương thức nối đất:
- Hệ thống có trung điểm cách đất.
- Hệ thống có trung điểm nối đất qua cuộn dập hồ quang.
- Hệ thống có trung điểm nối đất trực tiếp (hoặc qua điện trở, điện kháng). Việc lựa chọn chế độ trung điểm cho lưới điện phân phối phải xem xét cả hai khía cạnh kinh tế - kỹ thuật. Khi chọn phương pháp nối đất trung điểm phải xét đến những yêu cầu sau: độ tin cậy làm việc của lưới điện , khả năng cung cấp điện liên tục cho phụ tải, tính kinh tế của hệ thống; khả năng loại trừ quá điện áp nguy hiểm,
khả năng ảnh hưởng điện từ tới các đường dây thông tin , tính an toàn của hệ thống; khả năng phát triển hệ thống cần cải tạo.