Ca dao: mở rộng cấu trúc đề thuyết theo quan hệ ngữ đoạn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 50 - 60)

CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CA DAO VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

3.2.3.Ca dao: mở rộng cấu trúc đề thuyết theo quan hệ ngữ đoạn

Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt Nam, có những câu ca dao đã được mở rộng cấu trúc cú pháp bằng cách thêm vào một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết theo quan hệ ngữ đoạn. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ. Việc mở rộng cả cấu trúc đề - thuyết cho ta kết quả là câu được cấu tạo bởi hai hay nhiều cú.

Ca dao có cấu trúc câu ghép là những câu ca dao có phần đề, phần thuyết hay cả phần đề lẫn phần thuyết được mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách ghép một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ.

Ca dao có dạng ghép đề là những câu ca dao có hai phần đề trở lên và các phần đề có vai trò ngang nhau về chức năng cú pháp.

(131) a. Chẳng chè, chẳng chén sao say, [12; tr.129] ĐT1 ĐT2 T

b. Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm? ĐT1 ĐT2 T

(132) a. Ăn đư ợc , ngủ được (là) tiên, [12; tr.242] ĐT1 ĐT2 T

ĐT1 ĐT2 T1 T2 (133) a. Chồng già, vợ trẻ (là) tiên, [12; tr.]

ĐT1 ĐT2 T

b. Vợ già, chồng trẻ (là) duyên ba đời. ĐT1 ĐT2 T

Những câu ca dao trên, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn.

Ca dao có dạng ghép thuyết là những câu ca dao có hai phần thuyết trở lên và các phần thuyết có vai trò ngang nhau về chức năng cú pháp.

(134) Đời vua Thái Tổ, Thái Tông (thì) con bế, con dắt, con bồng, con mang.

ĐK T1 T2 T3 T4 [12; tr.85]

(135) Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. [12; tr.102] ĐT T1 T2 T3

(136) Mẹ em tham thúng xôi rền, tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.[12; tr.175] ĐT T1 T2 T3

(137) Hoa hồi vừa đắng vừa gây, vừa mặn như muối, vừa cay như gừng. [12; tr.189] ĐT T1 T2 T3 T4

(138) Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau. [12; tr.198] ĐT T1 T2 T3

(139) Đôi ta như lửa mới nhen, như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. [12; tr.105] ĐT T1 T2 T3

ĐT T1 T2 T3

Trong hai câu ca dao (139), (140), phần thuyết đựơc mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành ba thuyết. Những bài ca dao trên có thuyết ghép.

Ca dao có dạng ghép đề − thuyết (ghép cú) là loại câu ghép có hai cấu trúc đề − thuyết (hai cú) trở lên và các cú này được ghép lại với nhau bằng trật tự tuyến tính hay kết từ. Ca dao có dạng ghép này còn được chia ra làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ.

(141) Thứ nhất (là) tu tại gia, thứ nhì (là) tu chợ, thứ ba (là) tu chùa. [12; tr.258] ĐT T ĐT T ĐT T

C’1 C’2 C’3

(142) Tháng ba (thì) đi bán vải thâm, tháng tư (thì) đi gặt, tháng năm trở về. [12;tr.64] ĐK T ĐK T ĐK T

C’1 C’2 C’3

(142) Thứ nhất (là) vợ dại trong nhà, thứ nhì (là) trâu trậm, thứ ba (là) rựa cùn. ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3

[12; tr.186]

(143) Cha chài, mẹ lưới, con câu, [12; tr.71] đt t đt t đt t

C’1 C’2 C’3 Con trai tát nước, nàng dâu đi mò. đt t đt t C’4 C’5

ĐT T ĐT T ĐT T

C’1 C’2 C’3 Bốn thương, năm nhớ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐT T ĐT T C’1 C’2

Bảy tám chín mong, mười tìm. ĐT1 ĐT2 ĐT3 T ĐT T

C’1 C’2

(145) Khi lên bộ, khi xuống thuyền, khi chung một gối, khi liền một chăn. [14; tr.428] ĐK T ĐK T ĐK T ĐK T

C’1 C’2 C’3 C’4 Trong trường hợp này, ranh giới câu – cú chỉ tương đối.

Những câu ca dao trên, cả cấu trúc đề - thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành nhiều cú.

3.2.4. Ca dao: phức tạp hoá cấu trúc đề thuyết theo quan hệ đối vị

Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt Nam, có những câu được phức tạp hoá với phần đề, phần thuyết hay cả cấu trúc đề − thuyết được cấu tạo tạo bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc theo quan hệ đối vị. Kết quả của việc phức tạp hoá này cho ta kết quả là tiểu cú.

(146) a. Bướm (mà) xa hoa (thì) bướm lại dật dờ. [14; tr.228] đt t đt t

ĐT T

đt t

ĐT T

(147) Bao giờ cầu nọ hết quay (thì) qua với bậu mới đứt dây cang thường. [14; tr.217] đt t đt t

đk t

ĐK T

(148) Bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước (thì) em đây hết tình. đt t đt t đt t đk t1 t2

ĐK T [14; tr.217]

Ca dao có cấu trúc cú pháp phức là những câu ca dao có phần đề, phần thuyết hay cấu trúc đề − thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị - được cấu tạo bằng tiểu cú; hay thành phần phụ trong đề, trong thuyết hay trong cả trong đề và thuyết được cấu tạo bằng tiểu cú.

Ca dao có dạng phức tạp hoá đề là những câu ca dao có phần đề được cấu tạo bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú.

(149) Cá lý ngư (mà) sầu tư (thì) biếng lội, [14; tr.243] đt t

ĐK T

Chim phượng hoàng (mà) sầu cội (thì) biếng bay. đt t

ĐK T

(150) Cha mẹ nuôi con (thì như) biển hồ lai láng, [14; tr.251] đt t

ĐT T

Con nuôi cha mẹ (thì) tính tháng tính ngày. đt t ĐT T (151) Chàng đà phụ thiếp (thì) thôi, [14; tr.251] đt t ĐT TTh

(Dù) chàng xuống ngựa lên xe mặc chàng. đt t ĐT T (152) Nước (mà) đục (thì) đã có phèn, [14; tr.574] đt t ĐK T

Chanh (mà) chua (thì) có muối, đt t (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐK T Em (mà) hèn (thì) có anh. đt t

Ca dao có dạng phức tạp hoá thuyết là những câu ca dao có phần thuyết được cấu tạo bởi một cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú.

(153) Gặp anh (thì) em nở nụ cười, [14; tr.436] đt t

ĐT T

Vắng anh (thì) em lại giọt vơi, giọt đầy. đt t

ĐT T

(154) Khi đi (thì) bóng đang dài, [14; tr.483] đt t

ĐK T

Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn. đt t đt t ĐK T1 T2

(155) Chửa trưa (thì) bóng chưa tròn, [14; tr.268] đt t

ĐK T

Chửa trông thấy mặt lòng còn ước ao. đt t

ĐK T

(156) Hết mạ (thì) ta lại quẩy lên, [12; tr.69]

đt t ĐK T

Hết lúa (thì) ta lại mang tiền đi đong. đt t ĐK T (157) Bóng trăng em tưởng bóng đèn, [12; tr.144] đt t ĐT T

Bóng cây em tưởng bóng thuyền anh sang. đt t

ĐT T

Ca dao có dạng phức tạp hoá cấu trúc đề − thuyết là những câu ca dao có cả phần đề lẫn phần thuyết được phức tạp hoá bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú.

(158) Anh (mà) không lấy được em, anh về đóng cửa cài rèm đi tu. [14; tr.180] đt t đt t1 t2 t3

ĐK T

(159) Trầu (mà) không ăn vôi (thì) ắt (là) trầu nhạt, [12; tr.113] đt t đth t

ĐK T

Cau (mà) không hạt (thì) ắt (là) miếng cau già. đt t đth t ĐK T

(160) Mình (mà) không lấy ta (thì) ắt (là) mình thiệt, [12; tr.113] đt t đt t

đth t

ĐK T

Ta (mà) không lấy mình (thì) ta biết lấy ai? đt t đt t ĐK T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(161) Nhà em mả táng hàm rồng (thì) em mới lấy được chồng thợ khay.[12; tr.82] đt t đt t

đt t

ĐK T

(162) Chim (mà) khôn (thì) chưa bắt (là) đã bay, [14; tr.258] đt t đt t

ĐK T

Người (mà) khôn (thì) chưa nắm lấy tay (là) đã cười. đt t đt t ĐT T

(163) Chồng giận (thì) vợ bớt lời, [12; tr.181] đt t đt t

ĐT T

Cơm sôi (mà) nhỏ lửa (thì) một đời không khê. đt t đk t đt t ĐK T (164) Đó ngọc (thì) đây cũng ngà, [14; tr.367] đt t đt t

ĐT T

Đó (là) hoa thiên lý, đây (là) mẫu đơn. đt t đt t ĐT T

(165) Cha mẹ (mà) giàu (thì) con thong thả, [12;tr.80] đt t đt t

ĐK T

Cha mẹ (mà) nghèo (thì) con vất vả gian nan. đt t đt t1 t2 ĐK T

(166) Chồng (mà) khôn (thì) vợ được đi hài, [12;tr.190] đt t đt t

ĐK T

Vợ (mà) khôn (thì) chồng được nhiều bài cậy trông. đt t đt t

ĐK T (167) Canh b ầu nấu với cá trê, [14; tr.245] đt t

Anh ăn cho béo (thì) anh mê con nào?

đt t đt t ĐT T

Trong những câu ca dao trên, cả phần đề và phần thuyết đều được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị, tạo thành tiểu cú.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 50 - 60)