Câu ghép - phức là loại câu có phần đề, phần thuyết hay cả phần đề và phần thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn vừa được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị.
(86) Nó (mà) về, nó cưới vợ (thì) nó sẽ giết cậu. (Nam Cao) đt t đt t đt t
ĐT1 ĐT2 T
Trong câu này, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành đề nhỏ trong câu, mỗi đề có chức năng ngang nhau. Giữa phần đề và phần thuyết được ngăn cách với nhau bởi tác tử “thì”.
(87) Đằng (thì) nó bắt trồng đay, đằng (thì) nó bắt đóng thuế. (Kim Lân) đt t đt t
ĐT T ĐT T C’1 C’2
Trong ví dụ này, cấu trúc đề - thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn tạo thành hai cú. Và mỗi cú có phần thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị, tạo thành tiểu cú nhỏ. Đây là câu ghép phức.
Như vậy, theo quan điểm ngữ pháp chức năng, cấu trúc câu tiếng Việt gồm hai thành phần chính là phần đề và phần thuyết. Bên cạnh cấu trúc đề - thuyết của câu miêu thuật gồm: đề tài, đề khung và thuyết còn có đề tình thái, thuyết tình thái. Và có ba tác tử cú pháp chuyên dùng “thì”, “mà”, “là” để phân giới và đánh dấu đề - thuyết. Ngoài những tác tử cú pháp dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết đã nêu, còn có một số yếu tố phụ trợ khác cũng tham gia vào việc phân giới đề - thuyết.
Trên cơ sở cấu trúc đề - thuyết cơ bản của câu tiếng Việt, kết hợp với hiện tượng mở rộng cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn với hiện tượng phức tạp hoá cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ đối vị, người viết phân câu tiếng Việt thành bốn loại: câu đơn, câu ghép, câu phức, câu ghép phức.
Chương 3