Phân loại câu tiếng Việt theo cấu trúc cú pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 35 - 38)

Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại dựa vào ba khái niệm “đơn”, “ghép”, “phức”. Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu đã đồng nhất hai khái niệm “ghép” và “phức”. Bên cạnh đó, cũng có người phân biệt “câu ghép” với “câu phức” như Diệp Quang Ban, hay đưa ra khái niệm “câu trung gian” như Hữu Quỳnh để giải quyết vấn đề bất cập này. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng, Cao Xuân Hạo trong quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 [5] cũng đề cập đến vấn đề phân loại câu. Ông cũng không phân biệt “câu ghép” và “câu phức” mà chỉ dùng khái niệm “câu ghép”. Nhưng khi miêu tả các kiểu câu theo cấu trúc cú pháp thì ông đã đề cập đến câu một bậc, câu hai bậc… Thực chất câu hai bậc trở lên chính là hiện tượng phức.

Nguyên nhân sâu xa của những bất cập đã nêu trên là do các tác giả không chỉ ra được cơ sở để phân biệt hiện tượng ghép với. Hiện tượng “ghép” là kết quả của việc

mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn. Hiện tượng “phức” là kết quả của việc phức tạp hoá câu theo quan hệ đối vị. Hiện tượng ghép - phức là kết quả của câu vừa được mở rộng vừa được phức tạp hoá. Vì thế, trong này, chúng tôi chia câu thành bốn loại là: câu đơn, câu ghép,câu phức câu ghép phức. Bốn khái niệm này được mở rộng với nhiều kiểu nhỏ nhằm khái quát được thực tiễn sinh động, phức tạp của câu trong thực tiễn giao tiếp.

2.8.1. Câu đơn

Câu đơn là kiểu câu chỉ có một phần đề, một phần thuyết hay một cấu trúc Đề - Thuyết.

(77) Tôi mãi mốt chạy sang. (Nam Cao)

ĐT T

(78) Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. (Nam Cao)

ĐT T (79) Tôi xồng xộc chạy vào. (Nam Cao)

ĐT T

2.8.2. Câu ghép

Câu ghép là kiểu câu có phần đề, phần thuyết hay cả cấu trúc đề - thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách ghép một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết. Nhiều đề ghép là ghép đề, nhiều thuyết ghép là ghép thuyết, nhiều cú ghép là ghép cú. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ.

(80) Tre gi ữ làng , giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín. ĐT T1 T2 T3 T4

Trong ví dụ này, phần thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành bốn thuyết nhỏ, mỗi thuyết là một chức năng của đề tài. Đây là câu ghép thuyết.

ĐT1 ĐT2 T

Trong ví dụ này, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành hai đề nhỏ. Hai đề này được gắn kết với nhau bởi kết từ “và”. Đây là câu ghép đề.

(82) Hắn định nói với thị một vài câu tình tứ (0) chẳng biết nói thế nào.

ĐT T ĐT T (Kim Lân) C’1 C’2

Trong ví dụ này, câu gồm có hai cú, được hình thành bằng cách ghép: mở rộng cả cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn. Giữa hai cú được nối kết với nhau bởi liên từ . Đây là câu ghép cú.

2.8.3. Câu phức

Câu phức là kiểu câu có có phần đề, phần thuyết hay cấu trúc đề − thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị − được cấu tạo bằng tiểu cú; hay thành phần phụ trong đề, trong thuyết hay trong cả trong đề và thuyết được cấu tạo bằng tiểu cú.

(83) Đàn ông miệng (mà) rộng (thì) sang. (ca dao) đt t

đt t

ĐT T

Đàn bà miệng (mà) rộng (thì) tan hoang cửa nhà. đt t

đt t

ĐK T

Trong ví dụ này, phần đề khung được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị tạo thành một tiểu cú. Trong tiểu cú, phần thuyết của nó lại được phức tạp hoá một bậc nữa, tạo thành cấu trúc đề - thuyết bậc nhỏ hơn. Đây là câu phức đề.

đt t đt t ĐTh T

Trong ví dụ này, phần thuyết được phức tạp hoá. Đây là câu phức thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(85) Con chó (mà) biết nói tiếng người, hẳn (là) hắn đã lân la đến gần để đánh bạn. đt t đt t

đth t ĐK T

Trong câu này, cả phần đề lẫn phần thuyết đều được phức tạp hoá theo quan hệ ngữ đoạn. Đây là câu phức cấu trúc đề - thuyết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 35 - 38)