: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý, năm
154- CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG Từ ngày 01/10/2007 đến 31/12/
2.2.2.3 Hoàn thiện hạch toán các khoản mục chi phí và tính giá thành sản phẩm
phẩm
- Hạch toán chi phí NVLTT
Đối với những vật tư mua về chưa sử dụng ngay và được tạm thời lưu trữ tại kho kế toán nên tiến hành lập Phiếu nhập kho, ghi Thẻ kho theo dõi như bình thường, khi xuất dùng sử dụng Phiếu xuất kho.
Đối với những vật tư được xuất dùng ngay kế toán có thể hạch toán trực tiếp vào TK 621 mà không cần hạch toán qua tài khoản 152 như hiện nay.
Chẳng hạn, dựa trên Hóa đơn mua hàng và Phiếu nhập kho xuất thẳng ngày 06/12/2007, kế toán có thể hạch toán luôn mà không cần sử dụng tài khoản 152 :
Nợ TK 621: 12.277.000 Nợ TK 133: 1.227.700 Có TK 331: 13.504.000
Bên cạnh đó, hiện nay tất cả các khoản chi phí NVL phát sinh trong kỳ (kể cả các NVL dùng cho máy thi công, cho sản xuất chung) đều được kế toán hạch toán vào khoản mục chi phí NVLTT. Do đó, việc hạch toán chi phí NVL TT là chưa dúng với chế độ. Kế toán cần tách riêng các khoản đó ra và hạch toán vào tài khoản thích hợp (623, 627..).
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, ở Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 hàng quý kế toán không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong quý, nếu có công nhân nghỉ phép thì kế toán căn cứ vào số ngày nghỉ phép để quy ra số ngày công (cứ 2 ngày công nghỉ phép thì được quy đổi bằng một ngày công thực tế làm việc). Căn cứ vào số ngày công làm việc thực tế này, kế toán tính ra tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức tính thu nhập.
Điều này là chưa hợp lý vì trên thực tế, việc nghỉ phép của công nhân không đều đặn, có quý công nhân nghỉ phép ít, có quý công nhân nghỉ phép nhiều và thường dồn vào những dịp lễ tết, không những gây khó khăn cho việc bố trí công nhân sản xuất mà còn làm biến động về sản lượng và chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Do đó, để hạn chế sự đột biến của chi phí khi công nhân sản xuất nghỉ phép và chủ động trước các biến cố có thể
xảy ra thì hàng quý Công ty nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân theo quy định hiện hành:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép hàng quý = Tiền lương thực tế phải trả x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước =
Tiền lương ngỉ phép kế hoạch năm của CN trực tiếp sản xuất
Tổng tiền lương cấp bậc theo kế hoạch năm của CNSX
x 100
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sẽ định khoản:
Nợ TK 622 Có TK 335
Khi có lao động nghỉ phép, kế toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả:
Nợ TK 335 Có TK 334
Các doanh nghiệp thường trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ 3% tính theo tổng tiền lương của họ. Do đó kế toán Công ty có thể trích trước tiền lương nghi phép của công nhân trong quý như sau:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép hàng quý =
Tiền lương thực tế phải trả LĐTX x
Tỷ lệ trích trước(3%)
- Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Hiện nay tài khoản 623 của Công ty mới được sử dụng để hạch toán chi phí khấu hao máy thi công. Một số đơn vị khoán còn không sử dụng đến tài khoản này. Để đảm bảo cho việc hạch toán chi phí máy thi công của Công ty
được thống nhất, tạo thuận lợi cho việc tổng hợp và phân tích, đánh giá chi phí- giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp, Công ty cần quy định việc thống nhất sử dụng khoản này. Theo đó, toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ tại tất cả các đơn vị đều được hạch toán vào TK 623. Bên cạnh đó, để phản ánh đúng và đầy đủ nội dung, bản chất của khoản mục này, Công ty nên mở thêm các sổ chi tiết các tiểu khoản của TK 623:
- 623xx1: Chi phí nhân công - 623xx2: Chi phí vật liệu
- 623xx3: Chi phí dụng cụ sản xuất - 623xx4: Chi phí khấu hao máy thi công - 623xx7: Chi phí dịch vụ mua ngoài - 623xx8: Chi phí khác bằng tiền
(trong đó “xx” là mã loại hình sản xuất kinh doanh)
- Hoàn thiện hạch toán Chi phí sản xuất chung
Như đã nói ở trên, khoản mục chi phí SXC của công ty còn hạch toán chưa đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh (hạch toán lẫn với chi phí NVLTT và chi phí sử dụng MTC). Kế toán các đơn vị và trên Công ty nên làm rõ và tách riêng chi phí cho từng khoản mục. Như thế việc hạch toán sẽ chính xác hơn, tạo cơ sở tin cậy cho việc phân tích, đánh giá chất lượng sử dụng, quản lý chi phí tại từng nơi phát sinh, cũng như là từng đối tượng chịu chi phí.
- Về phương pháp tính giá thành:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc đểm sản phẩm và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp để tính giá thành sản phẩm của giai đoạn công trình hoặc công trình hoàn thành trong kỳ. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 ngoài việc khảo sát thiết kế các công trình lớn do Tập đoàn EVN giao cho, Công ty còn tự tìm thêm các hợp đồng nhỏ, thực hiện khảo sát, thiết kế những trạm điện, những công
trình thủy điện nhỏ, những đường dây điện 35-50KV. Công ty chỉ hợp đồng làm những phần việc nhất định nên thời gian thường ngắn, khối lượng công việc không lớn và bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng.
Với các loại hợp đồng như trên, Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Vì theo phương pháp này chi phí sản xuất và giá