Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 40 - 44)

: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý, năm

1.2.2.2Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của cả công nhân trực tiếp sản xuất do doanh nghiệp quản lý và công nhân thuê ngoài. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ… của công nhân trực tiếp sản xuất.

Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản- các công trình thi công nằm ở các địa phương, vùng miền khác nhau, sản phẩm xây lắp (công việc khảo sát phải tiến hành) cố định ở nơi sản xuất, trong khi các yếu tố sản xuất như vật liệu, máy thi công, lao động…phải di chuyển đến nơi đặt công trình. Vì vậy

lao động của Công ty phải hoạt động phân tán ở nhiều công trình, nhiều nơi khác nhau. Hơn nữa hoạt động sản xuất của Công ty lại mang tính thời vụ, do đó nguồn nhân công cấu thành nên chi phí của công ty bao gồm các nguồn chủ yếu là:

- Lực lượng lao động nằm trong danh sách của Công ty: là nguồn lao động thường xuyên, là những nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn hay nằm trong biên chế của Công ty.

- Và nguồn lao động thời vụ thuê thêm bên ngoài: là những người có hợp đồng lao động ngắn hạn, đa số là lao động tại địa phương nơi Công ty có công trình cần khảo sát hoặc được thuê khi Công ty đảm trách thiết kế nhiều công trình trong cùng một khoảng thời gian, dưới dạng thuê khoán gọn công việc. Biện pháp này của Công ty vừa nhằm tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được tiến độ thực hiện.

Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp trực tiếp, tức là chi phí phát sinh cho công trình nào sẽ hạch toán trực tiếp cho công trình đó.

Giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác ở nước ta, doanh nghiệp xây dựng cơ bản- nhất là doanh nghiệp tư vấn thiết kế như Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 thì chi phí nhân công trực tiếp đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (từ 40-80%). Vấn đề đặt ra là phải quản lý nguồn lao động một cách hiệu quả nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực con người, đồng thời xác định chi phí được chính xác, tính giá thành sản phẩm đúng đắn.

Phương pháp tính và trả lương của Công ty

Hàng năm, phòng Tổ chức cán bộ lao động và tiền lương (CBLĐ-TL) sẽ xây dựng và duyệt đơn giá tiền lương cho toàn Công ty. Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt và kế hoạch sản xuất do Phòng kinh tế kế hoạch lập,

đầu quý, Phòng Kế toán tài chính tiến hành cấp kinh phí cho các đơn vị khoán. Cuối quý, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu sản lượng cho từng đơn vị của phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức CBLĐ-TL xác định quỹ tiền lương thực hiện trong quý và thông báo đến từng đơn vị.

Đối với lao động thời vụ thuê ngoài, Công ty trả lương thuê khoán gọn công việc khi công việc được hoàn thành dựa trên cơ sở Hợp đồng lao động và kết quả công việc đã giao.

Đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo năng suất. Dựa trên số kinh phí được cấp, thứ Ba hàng tuần, Công ty tiến hành tạm ứng lương cho nhân viên. Cuối quý, căn cứ vào Tổng quỹ lương do phòng Tổ chức CBLĐ-TL duyệt, kế toán sẽ thực hiện tính và quyết toán lương cho từng cán bộ công nhân viên như sau:

Tiền lương thực tế = Lương thời gian + Lương năng suất

Trong đó: Lương thời

gian =

Lương cấp bậc + Phụ cấp cán bộ

Số ngày công trong tháng(22) x

Số ngày công thời gian

Với:

Hệ số: do các tổ họp bình bầu, chấm điểm cho từng thành viên, sau đó thông qua lãnh đạo phòng duyệt.

Công năng suất: là số ngày công làm việc thực tế

Tổng lương sản phẩm quy đổi = Tổng hệ số x Tổng công năng suất Lương

năng suất = Hệ số*Công năng suất x

Tổng quỹ lương năng suất Tổng lương sản phẩm quy đổi

Tổng quỹ lương NS = Tổng quỹ lương - Tổng lương lao động thuê ngoài - Tổng lương thời gian

Chứng từ sử dụng: Hợp đồng thuê khoán, Bảng chấm công, Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, Bảng thanh toán lương cho công nhân, Bảng phân bổ tiền lương…

Tài khoản hạch toán

Công ty sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán. Theo quy định của EVN, TK 622 mở chi tiết cho loại hình sản xuất kinh doanh. Do đó, với công trình thiết kế, kế toán hạch toán vào tài khoản 622322 “Chi phí nhân công trực tiếp-Sản xuất kinh doanh khác-Khảo sát, thiết kế- Thiết kế “

Hạch toán chi tiết

* Hạch toán Chi phí nhân công thuê ngoài

Lao động thuê ngoài là những đối tượng hưởng lương theo hình thức giao khoán gọn khối lượng công việc. Đây là hình thức trả lương linh hoạt, cơ động, vừa góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc vừa tiết kiệm được chi phí cho đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện trong kỳ, trưởng các đơn vị sẽ tiến hành thuê thêm nhân công tùy từng giai đoạn. Khi thuê ngoài, trưởng đơn vị sẽ đại diện Công ty ký kết Hợp đồng với người lao động. Trong

Hợp đồng thuê khoán phải ghi rõ: khối lượng công việc phải hoàn thành, đơn giá tiền công được hưởng, và thời gian hoàn thành. Sau khi công việc được hoàn tất, trưởng/phó phòng cùng các kỹ sư của đơn vị sẽ tiến hành nghiệm thu thông qua Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Nếu đạt yêu cầu, đơn vị sẽ tiến hành thanh toán và lập Biên bản thanh lý hợp đồng cho người lao động.

Các chứng từ trên, cùng với bản sao bằng cấp của nhân viên thời vụ chính là cơ sở để kế toán tiến hành hạch toán chi phí tiền lương nhân viên thời vụ. Đối với lao động thuê ngoài, kế toán không trích BHXH, BHYT.

Ví dụ: Tại Đoàn 1, trong quý IV năm 2007, đã sử dụng lao động ngoài để thực hiện Thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Huội Quảng với nội dung công việc và giá trị thanh quyết toán được thể hiện tại Hợp đồng thuê khoán gọn công việc (phụ lục 01), Biên bản nghiệm thu (phụ lục 02), Biên bản thanh lý hợp đồng (phụ lục 03).

Cuối quý, Biên bản thanh lý hợp đồng cùng với Bảng thanh toán lương thuê ngoài sẽ được gửi lên phòng Tổ chức CBLĐ-TL để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán quỹ tiền lương cho đơn vị trong quý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 40 - 44)