Tệ nạn trồng và hút thuốc phiện đã giảm một cách căn bản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC (Trang 61 - 62)

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VÙNG TÂY

7.Tệ nạn trồng và hút thuốc phiện đã giảm một cách căn bản

Đất đai, khí hậu, thời tiết thuộc vùng Tây Bắc rất thích hợp đối với việc trồng cây thuốc phiện (cây anh túc). Bởi vậy, ngay ở thế kỷ 17 qua con đường Ai lao cây Anh Túc đã được đưa vào trồng ở nước ta. Việc trồng cây anh túc

đã trở thành tập quán của đồng bào H’mơng, Dao, Thái, Khơ mú- Nhất là

đồng bào H’mơng. Sản phẩm của cây anh túc là thuốc phiện, thuốc phiện cĩ giá trị kinh tế cao, song nĩ đem lại cho con người và xã hội lồi người nhiều

điều tại hại. Nhận thức được điều này ngay từ sau khi miền bắc hồn tồn giải phĩng năm 1954. Đảng và chính phủ ta đã mở nhiều cuộc vận động đồng bào các dân tộc sống ở trong vùng bỏ trồng cây anh túc. Các cuộc vận động này

đã thu được thắng lợi hết sức tốt đẹp. Đại bộ phận đồng bào trong vùng đã bỏ

tập quán trồng cây anh túc, diện tích trồng cây anh túc dường như khơng cịn

đáng kể.

Đến ngày 20/1/1993 chính phủ đã ra nghị quyết 06 về tăng cường chỉ đạo cơng tác phịng chống và kiểm sốt ma tuý ở nước ta. Đối với cây anh túc nghị quyết xác định.

“Vận động thuyết phục đồng bào miền núi dứt khốt thơi trồng cây anh túc, chuyển sang trồng cây khác, nghiên cứu cây trồng thay thế thích hợp với

điều kiện thủ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hố ở từng vùng. Bảo đảm thu nhập của đồng bào xấp xỉ mức thu nhập như khi trồng cây anh túc, nếu như trong những năm đầu chuyển hướng sản xuất mà thu nhập sút kém quá mức thì Nhà nước trợ giúp để bảo đảm đời sống của đồng bào, thực hiện những chính sách cụ thể như: cấp lương thực cho đồng bào, cho vay vốn khơng lấy lãi hoặc mua sản phẩm với giá bù lỗ...để giúp đồng bào cĩ điều kiện chuyển hướng sản xuất”.

Để thực hiện chủ trương này chính phủ đã giành cho 3 tỉnh vùng Tây Bắc một phần kinh phí đáng kể, số kinh phí nay đã được chính phủ quy định chỉđược dùng vào bất kỳ một mục đích nào.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và nhờ sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm giúp đồng bào chuyển đổi cây trồng, nên diện tích trồng cây anh túc ở 3 tỉnh đã giảm hết sức nhanh. Riêng tỉnh Hồ Bình về cơ bản đã triệt phá và thay thếđược cây anh túc.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC (Trang 61 - 62)