Phải biết đề xuất các biện pháp bảo quản, phòng ngừa thiệt hại, giảm thiểu mức độ thiệt hại khi có tổn thất xảy ra.

Một phần của tài liệu Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) (Trang 54 - 59)

độ thiệt hại khi có tổn thất xảy ra.

Từ những thông tin có được sau khi giám định viên cung cấp công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào đó để tiến hành công việc tiếp theo là xác định trách nhiệm của mình có nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng hay không. Công tác giám định chỉ được thực hiện khi có sự yêu cầu của bên tham gia bảo hiểm hoặc của công ty bảo hiểm.

Hiểu được vai trò của công tác giám định nên trong thời gian qua PJICO không ngừng nâng cao chất lượng của công tác giám định.

Như đã nói ở phần chương I, khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho công ty bảo hiểm đầy đủ các giấy tờ theo quy định của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điều trị khỏi hoặc chết. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm của khách hàng và căn cứ vào biên bản giám định công ty sẽ tiến hành bồi thường hay từ chối bồi thường cho khách hàng. Thời gian chi trả tiền bảo hiểm sau khi nhận hồ sơ yêu cầu của khách hàng là 15 ngày không quá 30 ngày nếu trường hợp phải tiến hành xác minh lại hồ sơ theo yêu cầu của công ty.

Bảng3: Báo cáo kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV tại PJICO Đối tượng BH Số HSSV tham gia (người) Tổng phí (Nghìn đồng) Chi tủ thuốc (Nghìn đồng) Chi bồi thường (Nghìn đồng) Chi hoa hồng (Nghìn đồng) Chi khác (Nghìn đồng) Tổng chi (Nghìn đồng) Mầm non 21.200 606.625 90.993,750 198.220,785 60.662,5 2.864,483 352.741,518 Cấp 1 28.945 952.825 142.923,750 334.756,007 95.282,5 26.650,515 599.612,772 Cấp 2 16.200 458.800 68.520 59.875,180 45.880 6.454,398 180.729,578 Cấp 3 26.690 805.950 120.892,5 1.243.194,281 80.595 94.072,257 1.538.754,038 Đại học 53.245 4.166.535 624.980.250 1.491.619,53 41.665,35 95.459,483 2.253.724,613 Tổng cộng 146.200 6.990.73 5 1.048.310,2 5 3.327.665,783 324.085,35 225.501,136 4.925.562,59 1

(Nguồn thống kê năm 2007 tại PJICO)

Từ bảng 3 ta thấy tổng số học sinh, sinh viên tham gia là 146.200 người trong đó tham gia đông nhất là lượng sinh viên đại học với 53.245 người chiếm 36,42% tổng số

người tham gia, tiếp đến là số học sinh cấp 1 với 28,945 người chiếm 17,8% , sau đó là học sinh cấp 3, mầm non và cấp 2. Có sự chênh lệch về số học sinh, sinh viên tham gia giữa các cấp như vậy có thể do một trong những nguyên nhân như việc triển khai của công ty còn chưa thật sự đồng đều ở các cấp học; Ngoài ra, có thể việc nhận thức về sự an toàn cho bản thân mình của sinh viên đại học là rõ nét hơn ở các cấp trung học, mầm non vì việc tham gia bảo hiểm ở các cấp này chỉ yếu là do nhận thức của các bậc phụ huynh cho sự an toàn của con em mình; Còn một lí do nữa có thể là do việc tổ chức triển khai tham gia bảo hiểm tại các trường chưa thật sự tốt. Nhìn chung số học sinh tham gia ở các cấp là chưa đồng đều nên trong thời gian tới PJICO cần tăng cường triển khai tốt hơn nữa ở tất cả các cấp, các trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Cũng từ bảng trên chúng ta có thể thấy chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là khá lớn với tổng chi là khá lớn trong năm 2007 vừa qua với tổng chi bồi thường ở các cấp là 3.327.665.000 đồng. Trong đó chi bồi thường cho cấp đại học là lớn nhất vì có thể nhận thấy số lượng học sinh tham gia là lớn nhất. Doanh thu của nghiệp vụ này trong năm 2007 là 6.990.735.000 đồng, như vậy tỷ lệ bồi thường của PJICO trong năm vừa qua là 47,601%. Đồng thời, tỷ lệ chi bồi thường chiếm tới 67,535% trong tổng chi. Đây là khoản chi lớn nhất của các công ty bảo hiểm. Nhìn chung công tác chi trả tiền bảo hiểm tại PJICO được tiến hành khá nhanh chóng đã tạo được niềm tin nơi khách hàng.

4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty PJICO trong giai đoạn vừa qua.

Từ bảng 3 đi sâu vào phân tích để thấy rõ được kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV ta sẽ xem xét bảng số 4 sau:

Bảng 4: Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Doanh thu phí 2. Tổng chi phí a. Chi tủ thuốc b. Chi bồi thường c. Chi hoa hồng d. Chi khác

3. Lợi nhuận ( (3)= (1)- (2) )

4. Tỷ lệ bồi thường ( (4)= (2b)/ (1) x 100) 5. Tỷ lệ chi bồi thường ( (5)= (2b)/(2)x100) 6. Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất ( (6)= (2a)/(2)x100)

7. Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất ( (7)= (3)/(2a) )

8. Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu ( (8)= (1)/(2) )

9. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận ( (9)= (3)/(2) ) Đồng Đồng Đồng % % % 6.990.735.000 4.925.562.519 1.048.310.250 3.327.665.783 324.085.350 225.501.136 2.065.172.481 47,601 67,559 21,283 1,97 1,4193 0,4193

Nhìn vào bảng 4 chúng ta nhận thấy năm 2007 tổng doanh thu phí là 6.990.735.000 đồng, tổng chi phí là 4.925.562.519 đồng. Như vậy lợi nhuận của năm 2007 của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại PJICO tính theo chỉ tiêu số (3) là

2.065.172.481 đồng. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận tính ở chỉ tiêu số (9) là 0,4193 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu lại được 0,4193 đồng lợi nhuận. Vậy là qua tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu lại được 0,4193 đồng lợi nhuận. Vậy là qua chỉ tiêu số (3) và (9) cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm HSSV trong năm 2007 vừa qua đã đem lại lợi nhuận cho công ty, tạo ra hiệu quả kinh doanh cho công ty. Có được kết quả như vậy là do trong thời gian vừa qua thương hiệu PJICO dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên không thể không kể đến những yếu tố thuận lợi mà PJICO có được đã giúp cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV nói riêng cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác của công ty nói chung đã được kết quả tốt. Đó là các thuận lợi như:

- Cuối năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra những chính sách thông thoáng cho các ngành kinh tế cùng phát triển trong đó có ngành bảo hiểm nên người dân được biết và hiểu nhiều về tác dụng của bảo hiểm hơn.

- Với chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con nên các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự an toàn của con cái mình và sự quan tâm đó được họ gửi gắm vào những sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.

- Trong thời gian qua, các dịch vụ y tế ở nước ta ngày càng phát triển cùng với nó là chi phí cho dịch vụ y tế là khá cao nên gây khó khăn lớn cho những gia đình có thu nhập thấp không đủ điều kiện để chi trả chi phí y tế nên họ tham gia bảo hiểm để mong nhận được sự chia sẻ của các công ty bảo hiểm khi họ gặp rủi ro tổn thất. Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là một sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích chia sẻ với các em học sinh, sinh viên và gia đình các em về tài chính khi có rủi ro xảy ra đối với các em.

Đồng thời, trong năm 2007 chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của toàn công ty là 3.327.665.783 đồng. Theo chỉ tiêu số (4) ta thấy tỷ lệ bồi thường là 47,601% tức là cứ thu được 100 đồng doanh thu phải chi cho bồi thường là 47,601 đồng. Tỷ lệ chi bồi thường là 67,559% ( tính theo chỉ tiêu số (5) ) tức là cứ trong 100 đồng chi phí thì có 67,55l9 đồng chi cho công tác bồi thường. Qua đó ta thấy chi phí

bồi thường luôn là khoản chi lớn nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhìn vào chỉ tiêu số (6) ta thấy tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất chiếm 21,283% trong tổng chi phí. Tức là cứ 100 đồng chi phí thì chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất là 21,283 đồng. Từ đó đạt được hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất là 1,97. Có nghĩa là cứ chi 1 đồng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất (chi để lập tủ thuốc) thì sẽ tạo được 1,97 đồng lợi nhuận (theo chỉ tiêu số (7)). Như vậy việc chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho công ty có thể giảm được khoản chi lớn cho bồi thường và từ đó góp phần tạo lợi nhuận cho công ty.

Nói tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích ở bảng 4 ta thấy trong năm 2007 vừa qua,

Một phần của tài liệu Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) (Trang 54 - 59)