Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)

khẩu của Công ty Xunhasaba trong thời gian tới.

1. Các giải pháp ngắn hạn.

1.1. Nâng cao hiệu quả các khâu nghiệp vụ.

Để tăng cường hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể với những chỉ tiêu nhất định, Công ty đã đề ra nhiều biện pháp kinh doanh trong kế hoạch thực hiện năm 2006.

+ Tích cực chủ động tìm kiếm thị trường trong nước, có kế hoạch tiếp thị cụ thể cho từng loại đối tượng khách hàng theo các chủng loại nhu cầu hàng hoá mà khách hàng yêu cầu;

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tham gia các hội chợ sách quốc tế, đi khai thác hàng hoá ở nước ngoài;

+ Mở rộng việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới, đặc biệt với sách, báo chí chuyên ngành, cơ sở dữ liệu chuyên ngành…;

+ Tổ chức và phối hợp với các nhà cung cấp nước ngoài tổ chức các hội thảo về từng lĩnh vực mà khác hàng trong nước quan tâm;

+ Xây dựng các chương trình tiếp thị, quảng cáo, triển lãm – bán hàng trong các dịp có các ngày lễ và các sự kiện quan trọng trong năm 2006;

+ Củng cố, hoàn thiện cá kỹ năng thực hiện các đơn đặt, hợp đồng theo hướng nhanh hơn, chính xác hơn theo chuẩn quốc tế;

+ Xây dựng kế hoạch phục vụ khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay;

+ Mở rộng việc kinh doanh trên mạng thương mại điện tử, tăng tốc độ đường truyền, nâng cấp trang web của công ty;

+ Ngoài các mặt hàng chính, dịch vụ chính hiện nay cần khẩn trương tìm kiếm mặt hàng, dịch vụ mới mà pháp luột không cấm, tham gia vào hoạt động xuất bản, quảng cáo…;

+Có kế hoạch đối phó với các đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết;

+Hiện đại hoá các khâu kinh doanh thông qua ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại.

1.2. Tổ chức hoàn thiện bộ máy nhân lực:

+ Công ty có kế hoạch rà soát, điều chỉnh lại tổ chức bộ máy các phòng, bộ phận để đảm bảo tính cơ động trong kinh doanh, chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả kinh doanh, chủ động trong tác nghiệp, giảm tối đa nhân lực ở các khâu không trực tiếp kinh doanh;

+ Tiếp tục đào tạo lại, nâng cao các kĩ năng: ngoại ngữ, ngoại thương, tin học, khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường;

+ Tìm ra giải pháp sắp xếp cho những nhân lực không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh mới.

1.3. Đổi mới cơ chế phân phối thu nhập :

+ Tìm hiểu kinh nghiệm, mô hình phân phối thu nhập của các đơn vị tiên tiến để xây dựng lại hệ thống phân phối thu nhập kích thích đựoc con người, tập thể lao động giỏi, chấp hàng kỷ luật lao động tốt, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh;

+ Xây dựng hệ thống khen thưởng kịp thời cho các sáng kiến mang lại hiệu qủa kinh doanh, kỉ luật với các vi phạm; khắc phục tình trạng bình quan chủ nghĩa, cào bằng thu nhập.

1.4. Tổ chức tốt bộ máy quản trị.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh theo hướng tinh giản gọn nhẹ, tránh chồng chéo, ít khâu trung gian, bảo đảm khả năng huy động toàn bộ tiềm lực của bộ máy trong thời điểm cần thiết của quá trình hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt, sớm thành lập bộ phận Marketing, bộ phận ứng dụng công nhệ tin học, xây dựng và ban hành quy chế quản lý và hoạt động của bộ phận này với mục đích có tác dụng hỗ trợ cao nhất cho hoạt động kinh doanh.

2. Các giải pháp dài hạn- chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2010.

2.1. Xây dựng thương hiệu.

Đây là một mục tiêu rất quan trọng của Công ty. Thương hiệu chính là bộ mặt của Công ty. Nó hiện diện của sự có mặt của bất kì một doanh nghiệp kinh doanh nào đó trên thị trường. Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa to lớn với Xunhasaba khi mà tình hình cạnh tranh trên thị trường đang trở lên ngày càng gay gắt hơn, khốc liệt hơn. Mục tiêu trong kế hoạch này của Công ty là trong 5 năm tới Xunhasaba phải trở thành một thương hiệu mạnh. Nó được đo bằng lòng tin của khách hàng với Công ty, bằng thị phần lớn mà Công ty chiếm được trên thị trường.

Để làm được điều đó lãnh đạo Công ty đã đề ra những biện pháp cơ bản :

+ Tăng cường xúc tiến quảng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng khác hàng và từng loại hàng hoá XBP.

+ Tổ chức các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá kinh doanh. Đặc biệt là các biện pháp về khai thác nguồn hàng. Trong đó hướng khai thác bằng hình thức liên kết được quân tâm hàng đầu.

+ Thực hiện có uy tín trong các khâu nghiệp vụ kinh doanh với các bạn hàng, khách hàng. Đó là các khâu nghiệp vụ trong giao dịch, kí kết hợp đồng, thanh toán và các dịch vụ hậu mãi với khách hàng.

….

2.2. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Đây là một yêu cầu cấp thiết trong hoạt động của Xunhasaba. Trong thời gian qua nói chung hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt đựoc chưa cao. Các khâu nghiệp vụ luôn được công ty thực hiện đầy đủ nhưng kết quả mang lại chưa xứng tầm với sự

đàu tư vào đó. Tăng cường hiệu quả kinh doanh là tăng doanh số, tăng lợi nhuận trên những đơn vị đầu tư chi phí thấp nhất. Để làm đựơc điều đó Công ty đã đề ra kế hoạc thực hiện những biện pháp sau:

+ Lên kế hoạch chính xác các công tác của Công ty trong những kì kinh doanh cụ thể. Kế hoạch về chi phí, về nhân sự, về phương tiện, công cụ, cơ sở vật chất kĩ thuật về thị trường và các biện pháp thực hiện. Đặc biệt kế hoạch nhân sự phải chính xác mới phát huy được hiệu quả chuyên môn. Có thể trong thời gian tới Công ty sẽ thực hiện kế hoạch khoán doanh thu trong các khâu nghiệp vụ như hội chợ, quảng cáo…

+ Thực hiện đầu tư lớn vào các khẩu, nghiệp vụ, hoặc các mục tiêu trọng tâm. Ví dụ những mặt hàng trọng tâm, những thị trường trọng điểm, mục tiêu…để tăng thị phần trên thị trường. Tuyệt đối không thể thử nghiệm ở những thị trường hoàn toàn mới, hoặc những khâu, biện pháp mà công ty chưa thực hiện bao giờ.

+ Tăng cường hiệu quả ở từng khâu nghiệp vụ cụ thể. Như khâu nghiên cứu thị trường cần có một kế hoạch chính xác và cụ thể trước khi thực hiện. Và trong thời gian tới Công ty phải liên hệ với những tổ chức xúc tiến thương mại (có thể trong nước hoặc của nứơc ngoài) để thực hiện tốt nghiệp vụ này. Hoặc trong kế hoạch khai thác thì tránh xác định nhầm nhu cầu của thị trường để rồi nhập lại những mặt hàng không được gọi là bán chạy. Như thế thì lượng tồn kho sẽ rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty…

+ Thực hiện những biện pháp hỗ trợ nếu có thể. Ví dụ như thực hiện linh hoạt trong thanh toán vớ các nhà cung cấp để lợi dụng được nguồn vốn. Kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến, hỗ trợ thương mại…thực hiện tốt khâu quan hệ với khách hàng để thực hiện đựoc khâu thu hồi nợ của khách hàng, nhằm tích tụ nguồn lực về vốn…

+ Đặc là kế hoạch đào tạo nhân sự trong thời gian tới nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đối ngũ lao động. Nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong năng suất lao động.

+ Định hướng tổng quát trong thời gian tới là:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu đạt từ 7 đến 8 % mỗi năm.

- Có sự biến chuyển về cơ cấu kim ngạch giữa xuất và nhập khẩu XBP. Và tăng cơ cấu mặt hàng sách trong cán cân xuất nhập khẩu.

- Thị phần doanh số trên thị truờng của Công ty phải luôn dẫn đầu…

2.3. Mở rộng thị trường.

Định hướng mở rộng thị trường của Công ty hoàn toàn đúng đắn. Khi mà hoạt động kinh doanh của Công ty đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh khác ở những thị trường quen thuộc, thì việc mở rộng thị trường kinh doanh là một hướng đi đúng để khai thác những cơ hội làm ăn mới, những thuận lợi mới…

Kế hoạch mở rộng thị trường của Xunhasaba luôn được hiểu linh hoạt ở hai phạm vi:

+ Mở rộng thị trường theo phạm vi lãnh thổ. Đó là việc tìm đến những thị trường mới hoàn toàn so với các thị trường cũ. Hiện nay thị trường chính của Công ty là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Vinh (với phạm vi trong nước) và thị trường Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc…Việc mở rộng thị trường trong thời gian tới, Công ty sẽ hướng tới những thị trường đầy tiềm năng đó là Singapo, Niugilan Bắc Âu, Canada...

+ Mở rộng thị trường theo phạm vi khách hàng. Việc thực hiện theo hướng này giúp công ty sẽ chiếm lĩnh được thị phần lớn ngay ở thị trường cũ. Theo hướng đó Công ty sẽ tập trung vào đối tượng là Việt kiều và các trung tâm nghiên cứu văn hoá, các trường đại học, các thư viện…các nước. Trong phạm vi quốc gia thì mở rộng thị thường theo hướng này là đối tượng sinh viên và các doanh nghiệp liên doanh, hoặc của nước ngoài tại Việt Nam. Trước mắt hai nhóm khách hàng này chưa chiếm tỉ

trọng doanh thu là bao nhiêu nhưng trong thời gian tới thì đây mới chính là lượng khách hàng đáng kể đến với sách báo ngoại văn.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)