Nghiên cứu nhu cầu sách báo Việt Na mở thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 36)

II. Tình hình kinh doanh sách báo sách xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba trong giai đoạn 2001-2005.

1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường về sách báo xuất nhập khẩu.

1.1 Nghiên cứu nhu cầu sách báo Việt Na mở thị trường quốc tế.

Trên thực tế thì thị trường quốc tế rất phức tạp. Các yếu tố của thị trường không những không đồng nhất mà còn luôn biến động mạnh. Nếu các doanh nghiệp không tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng thì rất dễ gặp phải rủi ro khi tham gia kinh doanh.

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động nghiên cứu nhu cầu của thị trường quốc tế của Xunhasaba đã có nhiều tiến bộ. Dựa trên kinh nghiệm có sẵn, cộng với sự năng động linh hoạt của lực lượng đông đảo các cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, Công ty đã luôn chủ động trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

+ Với thị trường quốc tế, việc cử các đoàn đi khảo sát là một yêu cầu thực tế nhất. Việc lựa chọn những thị trường trọng điểm, mục tiêu để khảo sát luôn được Xunhasaba thực hiện trong những năm gần đây. Ý thức rõ về ý nghĩa của việc nắm bắt nhu cầu thị trường, công ty thường xuyên tổ chức cho các đoàn gồm những cán bộ chuyên môn của mình đi khảo sát ở các thị trường các nước. Ví du: năm 2001 công ty cử hai đoàn đi khảo sát tại thị trường Mỹ và Anh. Năm 2002 có ba đoàn đi thăm dò thị trường Bắc Âu, Nhật Bản…. Năm 2004 Xunhasaba tiếp tục cử ba đoàn đi các thị trường Pháp và Bắc Kinh (nhân dịp Thư điếm Trung Quốc kỉ niệm lần 55 ngày thành lập), Vân Nam (TQ). Năm 2005 vừa qua cũng có một đoàn đi dự hội thảo và khảo sát tại Băng Kốc (Thái Lan) và một đoàn đi Úc.

Kinh phí tổ chức cho các đoàn đi khảo sát là tương đối lớn. Mục đích của các chuyến đi là tìm kiếm tiềm năng để xây dựng, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và các cơ hội kinh doanh mới. Ngoài ra qua mỗi chuyến đi công ty có thể mở rộng được tầm mắt, học hỏi được nhiều thực tế hoạt động của ngành ở các nước phát triển…

Ngoài việc cử các đoàn đi khảo sát, việc nghiên cứu nhu cầu ở thị trường quốc tế thông qua các hội trợ triển lãm XBP ở nước ngoài cũng được công ty tiến hành thường xuyên. Trung bình mỗi năm Xunhasaba luôn tham gia từ 2 đến 4 hội chợ triển lãm sách quốc tế, như hội chợ sách quốc tế: Tokyo, Matxcova, hội chợ sách ở Seoul, hội chợ sách quốc tế ở FranFurk (Đức), hội chợ sách Bắc Kinh (Trung Quốc)...

Trong thời gian diễn ra hội chợ ngoài các hoạt động xúc tiến quảng cáo, công ty cũng không ngừng tìm kiếm đối tác, bạn hàng làm ăn. Đó sẽ là lực lượng tiêu thụ lớn cho công ty…

Theo đánh giá của các chuyên gia thì nhu cầu về XBP (sách, báo) của Việt Nam ở thị trường quốc tế là tương đối lớn. Nó không chỉ đến từ lực lượng Việt kiều, mà còn có xu hướng lan nhanh đến các tầng lớp dân cư bản địa.

Kết quả của các cuộc khảo sát do công ty tiến hành cũng chỉ ra con số đó là không nhỏ (trong 5 năm qua).

+ Theo khu vực thị trường: theo ước tính mỗi năm cầu hàng hóa sách báo Việt nam vào khoảng 50.000 bản sách, 160.000 đến 170.000 bản tạp chí, báo. Trong đó tỉ lệ cầu của khu vực thị trường như sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu cầu sách báo Việt Nam phân theo khu vực thị trường, năm 2003. Tất nhiên con số đó chỉ là tương đối vì lượng cầu luôn biến đổi. Xu hướng tăng mạnh lượng cầu ở các châu Mỹ (cụ thể là bắc Mỹ), châu Âu (cụ thể là bắc Âu) và châu Úc. Cầu sách báo của nước ta ở thị trường châu Á chiếm khoảng 41%. Con số không làm ngạc nhiên, vì đó là thị trường gần gũi (về văn hoá, địa lí…) với chúng ta. Hơn nữa thị trường này Xunhasaba có nhiều bạn hàng lâu đời, đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên trên thị trường này số lượng cầu tập trung (90%) tại các nước đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN…. Còn ở khu vực trung đông, trung Á con số này là không đáng kể. Cầu ở thị trường châu Âu là không lớn. Trước đây lượng cầu này đến từ các nước Nga và

đông Âu…nhưng nay khu vực tây Âu như Pháp, Anh, Đức…chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng cầu của châu Âu.

Châu Mỹ có tốc độ tăng lượng cầu là lớn nhất điều đó là do quan hệ Việt-Mỹ được cải thiện rất lớn trong thời gian qua, hơn nữa Mỹ còn là nơi có số Việt kiều sinh sống lớn nhật so với các nước khác (khoảng1,5 triệu người tức khoảng 50% tổng số Việt kiều).

Thực tế lượng cầu luôn biến động qua các năm: ví dụ năm 2001 tỷ lệ cầu lần lượt là: châu Á 45%, châu Âu 19%, châu Mỹ 25%, châu Úc 9%, châu Phi 2%.

Nhưng năm 2005 con số này đã có sự thay đổi: châu Á 40%, châu Âu 18%, châu Mỹ 36%, châu Úc 5% châu Phi 1%...

+ Theo cơ cấu doanh thu mặt hàng thì mỗi năm doanh thu từ cầu mặt hàng sách xuất khẩu từ 140 đến 150 nghìn USD (46%) về báo tạp chí dao động ở mức 170 nghìn (54%).

Một số quốc gia có lượng cầu về XBP (sách báo tạp chí nói riêng) của nước ta rất cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… đó là những thị trường lớn với sức mua luôn dẫn đầu thế giới.

Kết quả của nghiên cứu nhu cầu quốc tế sẽ là cơ sở tốt để công ty có kế hoạch xâm nhập thi trường, mở rộng và phát triển ở thị trường mục tiêu.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w