Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu XBP.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)

Trong bất kì hoạt động kinh doanh nói chung nào, công tác dánh giá cũng không thể thiếu được.

Trước kia người ta thực hiện công việc đánh giá cũng theo kế hoạch. Đánh giá chỉ là đánh giá trên danh nghĩa. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường ẩn chứa sự biến động lớn của các yếu tố kinh tế, hoạt động đánh giá mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá là xem xét nhìn nhận và tỏ thái độ. Trong hoạt động kinh tế nói chung, hoạt đông xuất nhập khẩu XBP nói riêng đánh giá chính là việc nghiên cứu và so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế, yếu tố kinh tế, hiệu quả các nghiệp vụ thực hiện trước và sau một chu kì kinh doanh nhất định để đưa ra được những quyết định chính xác và cụ thể cho hoạt động kinh doanh thời gian tới.

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp XBP là việc so sánh các chỉ tiêu trong bản kế hoạch với việc thực tế đã thực hiện. Để biết được mức hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ như thế nào? Tìm ra nguyên nhân và giải pháp (kể cả các nguyên nhân tích cực lẫn tiêu cực).

Tuy nhiên nêu doanh nghiệp XBP chỉ coi việc đánh giá là công việc sau khi thực hiện kế hoạch thì sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Quá trình kinh doanh là một quãng thời gian dài, các khâu nghiệp vụ đan xen nhau ảnh hưởng đến nhau và cùng chịu tác động của các nhân tố thị trường có thể là cả các nhân tố chủ quan). Mà trên thực tế thì các nhân tố này luôn luôn biến động ...Do vậy công việc đánh giá phải thực hiện thường xuyên liên tục. Làm được như vậy doanh nghiệp sẽ kịp thời tìm hiểu cụ thể việc thực hiện từng chỉ tiêu để có những biện pháp giải quyết hoặc thúc đẩy. Thực hiện được từng chỉ tiêu sẽ là những vấn đề mấu chốt cho thành công của thực hiện kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.

Ngoài ra các doanh nghiệp XBP phải quan tâm đến các yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến các chỉ tiêu, nghiệp vụ của mình. Đó là biện pháp phòng ngừa vững chắc cho doanh nghiệp.

Ở mức độ chung nhất công tác đánh giá phải chỉ ra được mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và đưa ra được những giải pháp giải quyết.

Ở mức độ cụ thể, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu và đưa ra kết luận: về tính hiệu quả của việc đưa ra các giải pháp.

Ngoài ra để tránh sơ cứng trong công tác đánh giá, thì doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn. Ở chỗ không chỉ tiến hành đánh giá, chỉ ra các nguyên nhân mà còn phải thực hiện việc đánh giá các nguyên nhân ấy. Để biết đâu là sự tác động trực tiếp nhất, lớn nhất và cần phải tập trung giải quyết.

Đánh giá cũng là một khâu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là điều kiện phi vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và hiệu quả hơn, tránh những sai lầm và rủi ro đáng tiếc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w