Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam và tại Công ty.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX (Trang 42 - 47)

PETROLIMEX.

2.1.5.Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam và tại Công ty.

2.1.5.1. Tổng quan về sản phẩm dầu mỡ nhờn.

Dầu mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính là dầu gốc và các phụ gia. Công dụng chính của dầu mỡ nhờn: bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện,…Dầu mỡ nhờn là loại sản phẩm thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, vì vậy nhu cầu về loại sản phẩm này ngày càng gia tăng mạnh.

Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:

- Dầu nhờn động cơ: dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.

- Dầu nhờn công nghiệp: dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm có: dầu nhờn truyền động, dầu nhờn công nghiệp, dầu thủy lực, dầu biến thế, mỡ bôi trơn và các loại dầu mỡ nhờn chuyên dụng khác,..

- Dầu nhờn hàng hải: dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền.

2.1.5.2. Môi trường kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Xăng dầu là loại mặt hàng khá "nhạy cảm" không chỉ đối với nền kinh tế mà với cả an ninh quốc phòng và tình hình chính trị thế giới. Những năm qua, do sự bất ổn về nguồn cung dầu thô làm cho thị trường xăng dầu có nhiều biến động bất ngờ.

Trên thị trường xăng dầu, giá dầu thô liên tục tăng làm ảnh hưởng lớn đến các công ty phải nhập dầu thô để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn về xăng dầu có tiềm năng tài chính mạnh đã phần nào làm lấn át thị trường, làm cho môi trường kinh doanh dầu mỡ nhờn trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Vì vậy, năm 2005 một số hãng sản xuất xăng dầu đã đồng loạt leo lên những vị trí cao nhất trong Top 500 doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thế giới, như: đứng thứ nhất là Exxon Mobil (Mỹ) đạt lợi nhuận là 25,3 tỷ USD; thứ hai là Royal Dutch/Shell Group (Anh-Hà Lan) với 18,18 tỷ USD; BP (Anh) đứng vị trí thứ năm với 15,3 tỷ USD (

Thị trường dầu mỡ nhờn trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thế giới. Các công ty kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu của các hãng nổi tiếng trên thế giới về để bán trực tiếp. Nhập khẩu dầu gốc về pha chế sản xuất dầu mỡ nhờn chủ yếu chỉ có Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. Giá dầu mỡ nhờn thị trường trong nước tăng lên nhưng Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex vẫn có lợi thế là giá thấp hơn các công

ty nước ngoài và tương đối ổn định hơn so với các doanh nghiệp trong nước, nên vẫn duy trì, mở rộng thêm được đối tượng khách hàng.

2.1.5.3. Một số kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn đã đạt được của Công ty.

Trong 3 năm 2003-2005, 67-68% tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty là do ngành hàng dầu mỡ nhờn đóng góp. Có thể khẳng định dầu mỡ nhờn là ngành hàng kinh doanh chính, kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến lợi nhuận, uy tín và vị thế của Công ty. Những năm qua, hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể:

* Về doanh thu tiêu thụ dầu mỡ nhờn (bảng2.2)

Tổng doanh thu tiêu thụ dầu mỡ nhờn năm 2004 của Công ty là 332.910 triệu đồng, tăng 10,7% so với năm 2003, tương ứng với số tiền là 32.228 triệu đồng. Năm 2005, tổng doanh thu tiếp tục tăng 37.703 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 11,2%.

Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về các sản phẩm dầu mỡ nhờn đang gia tăng theo tốc độ phát triển của nền kinh tế khiến sản lượng tiêu thụ các năm liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân khác là do tình hình thị trường trong những năm gần đây có nhiều biến động, Công ty đã phải nhiều lần điều chỉnh tăng giá cho một số loại sản phẩm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá cả không nhiều.

Doanh thu tiêu thụ thị trường nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 86-87%) trong tổng doanh thu vì đây là thị trường chính Công ty chịu trách nhiệm cung cấp dầu mỡ nhờn và ổn định thị trường. Trong năm 2005, Công ty đã cung ứng cho thị trường trong nước 24.650 tấn dầu mỡ nhờn các loại, mức tăng trưởng thị trường là 10,9%, đảm bảo 20% nhu cầu thị trường.

Thị trường xuất khẩu cũng đang được Công ty khai thác nhằm tận dụng triệt để năng lực sản xuất, tăng doanh số và uy tín của Công ty. Tuy bước đầu mới bán sản phẩm sang các thị trường khu vực Đông Nam Á nhưng doanh thu xuất khẩu của Công ty cũng đạt mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng của năm 2004 là 5,8% và năm 2005 là 13,9%).

* Về lợi nhuận (bảng 2.2)

Tổng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty từ năm 2003-2005 tăng 3.538 triệu đồng do doanh thu tiêu thụ không ngừng tăng lên đồng thời tiết kiệm được chi phí kinh doanh.

Kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn của Công ty ngày càng tăng không chỉ đảm bảo cho sự phát triển của PLC, nâng cao đãi ngộ cho đội ngũ lao động, mà còn đem lại nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước. Năm 2004, ngành hàng dầu mỡ nhờn của Công ty đã đóng góp cho Ngân sách 3.653 triệu đồng, tăng 6,7% so với năm 2003. Đặc biệt, năm 2005 mức đóng góp Ngân sách tăng 20,6% tương ứng 754 triệu đồng.

Tuy thị trường dầu mỏ hiện nay có nhiều biến động, đồng thời gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ lớn như BP, Castrol, Shell… nhưng Công ty vẫn giữ vững thị phần, đáp ứng khoảng 21-23% nhu cầu dầu mỡ nhờn trên toàn quốc.

* Kết quả hoạt động bán hàng theo đơn vị trực thuộc (bảng 2.3)

Với 6 đơn vị trực thuộc trải dọc trên toàn quốc, hàng năm các đơn vị này đã trực tiếp kinh doanh đóng góp trên 40% tổng sản lượng bán ra (phần còn lại là do các Tổng đại lý thuộc Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex tiêu thụ).

Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Văn phòng Công ty không chỉ trực tiếp thực hiện hoạt động tiêu thụ mà còn chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ các phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn tại các chi nhánh. Chính vì vậy, nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng nước ngoài, ký kết các hợp đồng xuất khẩu được giao cho Văn phòng Công ty. Từ năm 2003-2005, Văn phòng Công ty đã đảm bảo tăng sản lượng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng của năm 2004 là 8,3% và năm 2005 là 12,8%, thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường và hội nhập của Công ty. Bên cạnh đó, kết quả bán trực tiếp trong nước cũng tăng, song mức tăng không cao. Năm 2004 tiêu thụ 1726,9 tấn tăng 6,6% so với năm 2003. năm 2005, sản lượng bán chỉ tăng thêm 87,1 tấn tương ứng 5% so với năm 2004.

- Chi nhánh hóa dầu Hải Phòng:

Năm 2003, chi nhánh tiêu thụ được 1685,3 tấn dầu mỡ nhờn các loại. chiếm tỷ trọng 20,5%. Năm 2004, sản lượng bán tăng 14,5% và năm 2005 tiếp tục tăng 11,3%. Đây là chi nhánh có kết quả tiêu thụ khá cao, cung cấp sản phẩm dầu mỡ nhờn trực tiếp cho khối khách hàng than tại thị trường Quảng Ninh có nhu cầu lớn.

- Chi nhánh hóa dầu Đà Nẵng:

Là đơn vị duy nhất của Công ty tại khu vực miền Trung, chi nhánh Đà Nẵng đã tiêu thụ được 1105,5 tấn năm 2004, tăng 21 tấn so với năm 2003. Sản lượng bán đạt mức trung bình so với toàn Công ty, chiếm tỷ trọng 12,2%. Năm 2005, chi nhánh tiêu thụ 1277,1 tấn, tăng 15% so với năm 2004.

- Chi nhánh hóa dầu Sài Gòn:

Với khối lượng bán lớn mỗi năm, chi nhánh Sài Gòn là đơn vị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng bán trực tiếp của Công ty (khoảng 23%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003, chi nhánh bán ra 1931,3 tấn dầu mỡ nhờn, sản lượng này tiếp tục tăng lên 2052 tấn vào năm 2005, và đến năm 2006 là 2350,9 tấn. Đó là do thị trường khu vực phía Nam là điểm thị trường nóng, nhu cầu lớn với tốc độ tăng trưởng cao.

- Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội và chi nhánh hóa dầu Cần Thơ:

Đây là hai đơn vị có khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp, năm 2005, xí nghiệp Hà Nội chiếm 3,7% tổng sản lượng bán và chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ trọng 1,7%. Tuy vậy, kết quả tiêu thụ của hai đơn vị này đều đang trên đà tăng trưởng khá nhanh.

Có thể nhận thấy, trong ba năm 2003-2005, sản lượng tiêu thụ của các đơn vị trực thuộc Công ty đều đạt mức cao và tăng trưởng khá ổn định. Kết quả này đã đảm bảo lấp dần thị trường trống, giữ vững và phát triển thị phần của Công ty.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX (Trang 42 - 47)