0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chấtliệusosánh là các chất liệu khác

Một phần của tài liệu SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA (Trang 45 -52 )

Chất liệusosánh là thực vật.

2.2.2.4. Chấtliệusosánh là các chất liệu khác

Qua khảo sát có 39/180 câu, chiếm tỉ lệ 21,74%, tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Trong thơ Trần Đăng Khoa ngoài những chất liệu quen thuộc như: con người, thực vật, động vật,…Trần Đăng Khoa còn sử dụng các chất liệu khác cụ thể trong các câu thơ sau :

1 - Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa

2 - Cầu chùng như nhịp võng

3 - Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ

4 - Trăng ngời như bạc

5 - Đưa bàn tay mát như kem sữa

6 - Lửa xiên thẳng Dài như mũi tên bay

7 - Sần sùi xòe ra

Như tay lắm đốt (Có nên xếp thuộc về con người ?)

8 - Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

9 - Người xem đông như mít- tinh

10 - Xóm làng như xóm làng xưa 11 - Trong gió thổi

Như một điều muốn nói

12 - Mưa bay như khói qua chiều

13 - Rồi ra đọc sách cấy cày

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

14 - Chưa đến hai giờ mà như hừng đông

15 - Sông Kinh Thầy chảy xiên như con mắt lác (Có nên xếp thuộc về con người ?)

16 - Hắn chợt thấy vành mũ nan bộ đội Vút như tên qua khoảng sáng nhờ nhờ

17 - Chúng nằm ngửa nghiêng Như những dấu trừ (-) trên mặt đất

18 - Sáng như giọt nước mắt (Có nên xếp thuộc về con người ?)- Trùng lặp 2 lần.

Tất cả như bình yên

20 - Có đâu như ở nơi đây

Kẻ thù ác quá mức này chưa thôi 21 - Đội Mâu đứng nghiêm

Như một dấu chấm thang (!)

22 - Điềm đạm và thật thà như hạt thóc(thuộc về thực vật)

23 - Lũ lính đờ ra nhìn cụ giây lâu Như gặp một cái gì kì lạ

24 - Mây nhiệt đới đen rầm Phóng như mũi lao

25 - Hắn bổng thấy cuộc đời này – Tất cả Chán chường như một bát súp thiu

26 - Cơn gió lại bùng lên như sôi

27 - Hắn mấp mái môi đỏ như nhuộm phẩm điều

28 - Da mặt cộm dầy như thời hoang dã

29 - Mắt cóoch nheo nheo như nhìn mãi đâu đâu

30 - Có tiếng gà vời vợi bên kia sông Như vọng tới từ một thời xa lắm

31 - Người ướt sũng ra như phải bả

32 - Và vầng mặt trời, vầng mặt trời thật là rực rỡ Sáng giữa nền xanh, trong như tiếng chuông

33 - Xin mẹ cứ ngồi tựa cửa chờ con Như những ngày xưa

34 - Trắng muốt dưới gót giầy Như chẳng hề có máu

35 - Em vẫn thầm lộng lẫy Chờ ta như thuở nào

36 - Ở đấy có ngôi nhà gianh vách trái đất lâu đài của mẹ con mình

37 - Thoáng trông như con mắt (Có nên xếp thuộc về con người ?)

38 - Chảy ròng ròng trên quảng trường và trong thơ Bác viết Như Việt Nam sắp bật ra tiếng khóc

39 - Cháu bỗng xoay ngang trên ghế Như vừa có tiếng máy bay

Những chất liệu này rất phong phú và đa dạng với sự suy nghĩ hết sức dễ thương, độc đáo, thật hồn nhiên, dí dỏm. Bên cạnh đó còn có những lời thơ thật sâu sắc vượt xa lứa tuổi của nhà thơ.

Ví dụ : “Yêu hoa đẹp thế Em đừng quên rễ Sần sùi xòe ra Như tay lắm đốt” (Ngắm Hoa)

Nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người khi ngắm những bông hoa đẹp lộng lẫy kia thì đừng quên nhưng bộ rễ miệt mài bám vào sỏi cát để cho đời những bông hoa xinh tươi. Trần Đăng Khoa so sánh “rễ sần sùi xòe ra” như “tay lắm đốt” , để chỉ sự phức tạp của những bộ rễ, vì phải xòe rộng ra mới hút đủ chất dinh dưỡng và nở ra cho đời những bông hoa tươi thắm. Bằng lối so sánh dí dỏm, hài hước, dễ thương nhưng hết sức độc đáo, sự liên tưởng ngộ nghĩnh ấy khiến người đọc đôi lúc phải bật cười.

Không chỉ có tình yêu đặc biệt với thiên nhiên, cậu bé Trần Đăng Khoa còn có tình yêu gia đình hết sức sâu sắc, những khi người mẹ thân yêu ốm Trần Đăng Khoa đã thể hiện tình cảm chân thành, tình yêu tha thiết và lòng biết ơn của mình đối với đấng sinh thành:

“Rồi ra đọc sách cấy cày

Mẹ là đất nước tháng ngày của con”

(Mẹ Ốm)

Khi người mẹ kính yêu của nhà thơ “ốm” thì nhà thơ rất muốn mẹ chóng khỏe rồi “ra đọc sách cấy cày”. Hình ảnh so sánh rất độc đáo mẹ là đất nước tháng ngày của con, bởi vì đất nước là những gì quan trọng nhất, đẹp nhất, thiêng liêng nhất. Và là sự sống của đời con – Trần Đăng Khoa. Chính những tính chất của đất nước đã thể hiện được tầm quan trong của người mẹ. Ở lứa tuổi này mà đã nói lên được tiếng lòng của mình thì thật là đáng quý, đáng trân trọng. Như lời dạy của chúa thì con người hãy “nói yêu” với mẹ yêu của mình.

Còn nghe được những dòng cảm xúc”

(Kinh Thánh)

Tóm lại chất liệu so sánh là các chất liệu khác được sử dụng trong cấu trúc so sánh dùng để miêu tả, đối chiếu với các hiện tượng xung quanh, tạo cho đối tượng có sức thu hút, hấp dẫn mà người đọc như thể thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai, cảm nhận được bằng xúc giác.

Nhìn chung, nhóm chất liệu được sử dụng với tầng số cao nhất là: hiện tượng tự nhiên, trạng thái, tâm lí, hoạt động. Không chỉ riêng ở trong thơ Trần Đăng Khoa mà hầu hết các nhà thơ khác cũng vậy, những hình ảnh quen thuộc thường xuyên được dùng làm chất liệu so sánh.

Thơ Trần Đăng Khoa có điểm chung là lấy hình ảnh để so sánh nhằm bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên, vũ trụ bao la. Tuy nhiên nó cũng có những hình ảnh độc đáo riêng xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ, cách nói và cách diễn đạt của riêng thần đồng thơ.

Hầu hết những hình ảnh trong thơ là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nông thôn. Bởi đấy là nơi nhà thơ lớn lên, nơi ươm mầm cho cảm xúc xuất hiện. Hình ảnh so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa là kết quả của sự vận động, những rung động trước cảnh vật, thiên nhiên. Nhờ so sánh tu từ mà nhà thơ đã thể hiện được sự quan sát, liên tưởng thật dễ thương, giản dị mà rất đỗi độc đáo, mở ra cho người đọc những nhận thức mới.

TỔNG KẾT

Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa là con đường để lí giải vì sao thơ Trần Đăng Khoa có sức hấp dẫn đến thế. Thơ Trần Đăng Khoa thể hiện nhận thức của nhà thơ về những phương diện: gia đình, thiên nhiên, chiến tranh,... Hình ảnh con người Việt Nam trong đôi mắt của Trần Đăng Khoa là: Bác Hồ kính yêu, người bà còm cõi, người mẹ hiền lành, người thầy tận tụy, những đứa bạn cùng trang lứa... Mà đặc biệt là người lính cụ Hồ, họ không sợ gian khổ, hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Ngay cả khi hòa bình, độc lập những người lính này lại phải đi tiên phong đến những nơi xa xôi nhất như: hải đảo và biên giới canh gác để đem lại sự bình yên cho nước nhà.

Trần Đăng Khoa làm thơ từ rất sớm nên quan niệm về cảnh vật, thiên nhiên con người cũng khác. Về hình thức thơ, nhịp điệu, câu chữ không tuân theo một quy luật sẵn có mà tuân theo quy luật phát triển của tình cảm. Như lời nhận xét của Phạm Hổ trong “Đọc lại thơ của Trần Đăng Khoa”, giúp chúng ta thấy rõ điều này: “Thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương… Yêu thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng. Từ Bác Hồ kính yêu đến các

thầy cô giá các bạn bè cùng lớp…, các anh bộ đội, các cô các bác công nhân đào than… Một trong những yếu tố giúp cho Trần Đăng Khoa có được những cái riêng, từ những quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởng phong phú và mạnh mẽ của em…”.[tr.396]

Tìm hiểu nghệ thuật “so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” trong cái nhìn đối chiếu với các nhà thơ hay trong ca dao người viết rút ra được những điểm khác nhau. Thơ Trần Đăng Khoa dùng so sánh tu từ để đặc tả cảnh vật là chính yếu còn tả tình là thứ yếu. Nói như thế thơ Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh vật một cách đơn thuần. Mà thông qua cảnh vật của quê hương đất nước Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm sâu sắc nhất trong các sáng tác của mình.

Qua quá trình nghiên cứu về “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” đem lại kết quả thiết thực trong việc thống kê những hình ảnh thường được nhà thơ sử dụng. Trên cơ sở đó đi đến phân loại nhũng hình ảnh theo những tiêu chí khác nhau. Đặc biệt ở mỗi loại hình ảnh ta có thể dẫn ra một vài nét riêng, nét đặc trưng cơ bản, nó được xem như những kí hiệu, điểm nhấn cho so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa, mang dấu ấn riêng trong phong cách thơ của thần đồng thơ.

Nghiên cứu đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” thứ nhất là giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật so sánh cũng như những giá trị của nó trong phong cách ngôn ngữ tiếng Việt. Thứ hai giúp ta nhận thấy được tài năng thiên bẩm của thần đồng thơ về khả năng khái quát, liên tưởng, về cách vận dụng ngôn ngữ và sáng tạo những ngôn ngữ hình ảnh. Điều không thể phủ nhận cũng là điều cốt lõi mà nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa mang lại chính là khả năng bộc lộ và phản ánh những sắc thái biểu cảm. Nó như phương tiện khái quát, biểu hiện những “khúc cua” quanh co của lòng người. Chung quy lại, tìm hiểu đề tài này thật sự giúp người viết hiểu biết nhiều hơn, khám phá được nhiều nét đẹp đặc trưng chỉ có trong thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là “Nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.”

Một phần của tài liệu SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA (Trang 45 -52 )

×