Chấtliệusosánh là vật dụng sinh hoạt

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 43 - 45)

Chất liệusosánh là thực vật.

2.2.2.3.Chấtliệusosánh là vật dụng sinh hoạt

Những vật dụng được Trần Đăng Khoa sử dụng để so sánh như: mâm, võng, tiếng trống trường, quạt, nồi cơm,… hầu hết những là những dụng cụ được sử dụng trong gia đình, gần gũi và đường như nhà thơ tiếp xúc hàng ngày.

Theo khảo sát của người viết thì chất liệu so sánh là vật dụng sinh hoạt có khoảng 15/180 câu, chiếm tỉ lệ 8,33%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau :

1 - Trăng như cái mâm con

2 - Dòng sông và con đường Quay như cái com- pa

3 - Nước xanh như pha mực

4 - Cầu chùng như nhịp võng

5 - Nên sáng như gương

6 - Vai vác chiếc bắp cày gỗ gụ To như cái cột đình

7 - Cứ âm vang như những tiếng trống trường

8 - Trời đất đêm nay Như rượu mới cất

9 - Giọng mẹ nóng như nồi cơm chín

10 - Lòng tôi như tấm áo dày chở che

11 - Trên nền trời trong như tiếng chuông

12 - Đêm ấm và mượt mà như lụa

13 - Giọng anh trầm và rung như giây đàn

14 - Màu còn rung rinh Màu đẹp hơn tranh

15 - Lô nhô như gươm giáo

Đa phần những hình ảnh so sánh tu từ là những liên tưởng có sự tương đồng giữa cái so sánh và cái được so sánh. Trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau

nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Sau đây người viết xin dẫn ra vài câu thơ để phân tích, chứng minh như:

“ Đêm nay đêm trăng rằm Trăng như cái mâm con Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe có mặt tròn”.

(Trông Trăng)

Hình ảnh ông trăng được Trần Đăng Khoa so sánh “như cái mâm con” đã thể hiện được nét ngây ngô nhưng cũng thật hóm hỉnh của một cậu bé. “Trăng” và “mâm con” có nét tương đồng là đều có hình tròn. Từ đó bằng tài năng thiên bẩm của mình cậu bé Trần Đăng Khoa đã khiến một vật tưởng chừng như cao xa, không thể chạm tới trở nên gần gũi hơn khi so sánh với chiếc mâm con – một vật dụng quen thuộc trong gia đình. Sự liên tưởng độc đáo này phần nào thể hiện được tầm vóc của một thi tài.

Và:

Dòng sông và con đường Quay như cái com – pa.

(Đi Tàu Hỏa)

Ở hai câu thơ này “dòng sông” và “con đường” như đã được nhà thơ thổi vào đó một linh hồn của một con người khi đưa vào đó trạng thái tâm lí “quay”. Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh com – pa để làm chất liệu so sánh đã khiến câu thơ trở nên sinh động hơn. Sự chuyển biến đột ngột của con tàu khi rời sân ga, đã làm cho tầm nhìn của cậu bé không kịp thích nghi với tốc độ của con tàu khiến cậu bé nghĩ “dòng sông và con đường quay như cái com – pa”.

Hay:

“Trong chuyện anh thành người của xóm làng Giọng anh trầm và rung như dây đàn”

(Điều Anh Quên Không Kể) Trong câu thơ này Trần Đăng Khoa đã biến cái trừu tượng là “giọng” nói trở nên cụ thể khi so sánh với “dây đàn”. Giọng nói thể hiện âm thanh mà âm thanh là cái

không định hình nhưng còn “dây đàn” thì sao? “Dây đàn” là một vật thể có hình thù rõ ràng và có thể chạm vào được. Tuy nhiên bằng tài năng của mình Trần Đăng Khoa đã thấy được nét tương đồng “giọng” nói và sợi “dây đàn” đó chính là đều phát ra âm thanh. Sự so sánh này thật độc đáo khiến cái vô hình thành cái hữu hình.

Đôi khi lại nói lên sự vất vả những đứa trẻ trong những trận bão: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Vai vác chiếc bắp cày gỗ gụ To như cái cột đình”

(Dông Bão)

Ở câu thơ này nhà thơ đã gợi cho ta thấy sự lao động vất vả và không kém phần nặng nhọc của những bạn nhỏ. Những đứa trẻ này phải vác trên đôi vai mình những “chiếc bắp cày gỗ gụ” rất to “như cột đình”. Hình ảnh đối lập giữa đôi “vai” của bạn nhỏ với sự to lớn của “cột đình” đã nói lên được quá trình lao động không hề nhẹ nhàng của con người. Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh “chiếc bắp cày gỗ gụ” để so sánh với “cột đình” làm cho câu thơ trở nên cụ thể, tạo cho người đọc cảm nhận sự khó khăn của con người khi đối mặt với sự khắc nghiệt của tự nhiên.

Đôi khi đó là sự lạc quan yêu đời, niềm tin vào ngày mai tươi sáng:

“Em nghĩ thế. Và những ngày thắng giặc Cứ âm vang như những tiếng trống trường”

(Thư Thơ)

Nếu như ở câu thơ trên có sự hồn nhiên, dí dỏm thì đến đây giọng thơ lại suy tư, trăn trở về “những ngày thắng giặc”, đó là nỗi lòng của nhà thơ hi vọng đất nước sớm được thống nhất. Ước mơ này “cứ âm vang như những tiếng trống trường” vì tiếng trống có sự ngân vang, sôi động, để nói lên tấm lòng của nhà thơ đối với quê đất nước. Tuy chưa thật sự trưởng thành nhưng nhà thơ đã biết lo lắng cho vận mệnh, sự tồn vong của dân tộc. Nhà thơ biết cống hiến cho đời bằng việc đóng góp cho đời những trang thơ thật độc đáo và sự lạc quan, niềm tin vào ngày mai. Những tâm tư tình cảm của Trần Đăng Khoa rất chân thật, hồn nhiên và đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người yêu thơ.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 43 - 45)