Conngười và trạng thái, tâm lí,

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 27 - 31)

2.2.2.1. Chất liệu là hiện tượng thiên nhiên

Chất liệu là hiện tượng thiên gồm có: hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật, chiếm khoảng 83/180 câu với tỉ lệ là 46,06% , trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh.

Chất liệu

Tỉ lệ

Hiện tượng thiên nhiên

Con người và trạng thái, tâm lí, trạng thái, tâm lí, hoạt động Vật dụng sinh hoạt Chất liệu khác Hiện tượng tự nhiên Động vật Thực vật Con người Trạng thái, tâm lí, hoạt động

180 câu 46 câu 17 câu 20 câu 14 câu 29 câu 15 câu 39 câu100% 25,51% 9,44% 11,11% 7,77% 16,11% 8,33% 21,74% 100% 25,51% 9,44% 11,11% 7,77% 16,11% 8,33% 21,74%

Thứ nhất, chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên được Trần Đăng Khoa sử dụng phong phú nhằm miêu tả, đánh giá, bộc lộ cảm xúc, tạo thêm sự gần gũi về hình tượng so sánh. Người viết thống kê được chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên có khoảng 46/180 câu chiếm tỉ lệ 25,51%, tổng số câu có chứa biện pháp so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau:

1 - Mắt xanh như nước

2 - Nướcnhưai nấu

3 - Đôi mắt đen tròn như hai giọt nước

4 - Lá xanh như mảnh mây trờilao xao

5 - Cong như vành trăngchia li đêm ấy

6 - Hồ sen lung linh như trăngmọc

7 - Thóc nở bung như sao

8 - Về nước hồ Gươm xanh như một mảnh trời

9 - Ngực cụ gồ lên như sóngtrào

10 - Cô như con sónggiữa sông

11 - Ngang trời như nổi sóng

12 - Con lại cười vang như sóngdưới bầu trời

13 - Bố ngồi trơ như đá

14 - Chúng tôi như hòn đángàn năm trong đập trái tim người

15 - Đâu biết là ta buồn như đá

16 - Vườn sau gió thổi như mưa rào

17 - Rộn ràng là một cơn mưa

18 - Lông hồng như đóm lửa

19 - Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa

20 - Cái nhìn cháy như hai hòn lửa

21 - Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

22 - Mát như chiều mưa

23 - Hoa lựu như lửalập lòe

24 - Nên tôi đen như đêm

25 - Những cuốn lá vàng như mật đọng

26 - Và trong veo như suối sa lưng đèo

28 - Mát trong như suối đầu nguồn

29 - Như thiên nhiênđang tạo sông dựng núi

30 - Như trái đất đang hình thành

31 - Trẻ như thời trời đất mới sinh ra

32 - Mắt bỗng choáng cái gì như làn bụi

33 - Cụ hét như sấm nổ

34 - Lời bưởi thật như hòn đất ải

35 - Ngồi giữa tăng- xê như đu giữa trời

36 - Mơ hồ như khói sương

37 - Vẫn biết mẹ như tia nắng xế

38 - Đôi mắt mẹ cho như ngà, như ngọc

39 - Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

40 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày

41 - Đêm vượt cổng trời quân đi như bão

42 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày

43 - Du dương như gió lúc trăng lên

44 - Cong như vành trăng chia li đêm ấy

45 - Hồ sen lung linh như trăng mọc

46 - Trời như cánh đồng

Thơ Trần Đăng Khoa thường so sánh với các hiện tượng tự nhiên như: trăng, nước, mây, trời, sóng, lửa,… Cụ thể ở trong một số bài thơ sau.

Ví dụ:

“Chỉ vắng mẹ Hương thôi Bố ngồi trơ như đá”(1)

(Bà Và Cháu)

“Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người”.(2)

(Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn)

Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại”.(3)

(Thả Diều)

(1) Hình ảnh đá trong tự nhiên là một loại khoáng vật rắn, nó tượng trưng cho những thứ không có linh hồn, không có sự sống, lại nằm bất động trong vũ trụ. Thế mà Trần Đăng Khoa lại so sánh hai đối tượng có vẻ mâu thuẫn với nhau về bản chất là: con người – vốn là thực thể động và đá – vốn là tĩnh vật. Tại sao lại thế? Chính nhờ những đặc tính của hình ảnh đá càng khắc họa sâu hơn nỗi buồn, nỗi nhớ của bố đối với mẹ Hương. Đó chính là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi trong lòng khiến cho người bố khi vắng mẹ Hương rồi như mất cả linh hồn, chết lặng trong tim.

(2) Một lần nữa hình ảnh đá đã khắc họa tâm hồn và tính cách của những người lính hải đảo dù có khó khăn thiếu thốn vật chất hay sự khắc nghiệt của thiên nhiên thì lòng người lính đảo vẫn luôn kiên định. Với phẩm chất người chiến sĩ cụ Hồ thì “gió bão” chỉ tôi luyện thêm chất thép, chất anh hùng trong tâm hồn người chiến sĩ vùng hải đảo xa xôi chứ không thể quật ngã được họ, họ như “đá” đứng vững với ngàn năm, kiên định sắt son khó dời đổi.

(3) Trong khổ thơ này Trần Đăng Khoa so sánh “trời như cánh đồng” thể hiện sự rộng lớn, mênh mông vốn có của bầu trời. Mà đặc biệt hơn đó là cánh đồng “xong mùa gặt hái” thì càng rộng hơn, mênh mông hơn sau mùa thu hoạch. Giữa không gian bát ngát ấy đã xuất hiện cánh diều, cánh diều như lưỡi liềm người ta bỏ quên. Sự so sánh thú vị này làm nổi bật hình ảnh cánh diều của nhà thơ trên bầu trời cao rộng.

Trần Đăng Khoa dùng chất liệu gió - vốn là một vật thể vô hình, không cố định… để làm đối tượng cho sự liên tưởng của mình:

“Như gió ở bãi sông, nắng ở ngọn tre làng” “Du dương như gió lúc trăng lên”

“Vô tư như gió trong vòm cây” “Cái giai điệu ngang tàn như gió bể”

Nhà thơ so sánh “vô tư như gió trong vòm cây” thể hiện niềm vui mừng của người con bao năm xa quê hương, hôm nay được trở lại, đó là cảm giác rất gần gũi và hết đỗi thân yêu. Bao kỉ niệm của tuổi thơ lại tràn về trong suy nghĩ của nhà thơ và chỉ có thiên nhiên bao la, khôn cùng mới có thể diễn tả, bộc lộ hết nỗi niềm của nhà thơ.

Hiện tượng tự nhiên là một chất liệu so sánh mà bao đời nay được các thi nhân sử dụng rất nhiều trong sáng tác thơ văn. Họ dùng những chất liệu: mây, gió trăng, hoa, tuyết, núi, sông,… như những hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm thể hiện cái đẹp, cái sang trọng, độc đáo, quý phái của người xưa. Nếu trong thơ xưa hiện tượng tự nhiên mang vẻ trang nghiêm, quý phái bao nhiêu thì hiện tượng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa lại hồn nhiên, giản dị bấy nhiêu. Vẻ đẹp trong thơ Trần Đăng Khoa là nét đẹp chân phương, đơn giản mà không sơ sài, thơ ngây mà không vụn vặt, sắc sảo mà không cầu kì.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w