Hình thức sosán hA là B

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 25 - 26)

NGHỆ THUẬT SOSÁNH TU TỪ TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

2.2.1.2. Hình thức sosán hA là B

“A là B” là dạng so sánh tu từ có tính khẳng định cao hơn dạng “A như B” vì với từ “là” ta có cảm tưởng giữa A và B lúc này có xu hướng đồng nhất. Nói như thế, không có nghĩa là A và B giống hệt nhau một cách tuyệt đối mà giữa A và B chính là sự khẳng định cao, sâu sắc về sự việc đem ra đối chiếu.

Biện pháp so sánh tu từ “A là B” được Trần Đăng Khoa sử dụng tương đối nhiều trong các tác phẩm, cụ thể là 59/292 câu, chiếm tỉ lệ 20,1% tổng số các câu có chứa biện pháp so sánh. Ở mỗi lần sử dụng thì biện pháp này đóng vai trò, ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

“Chúng em lòng những là buồn Vẫn cười hát, để thầy còn đi xa Em nhìn mấy bông hoa ngoài cửa Hỏi rằng hoa có nhớ thầy không”?

(Thầy Giáo Đi Bộ Đội)

“Một vùng tươi mát trong lành Cái nắng trưa hè dịu lại Vui vẻ người qua, hoa ơi Ai bảo em là hoa dại”?

(Hoa Dại)

Trong bài thơ Thầy giáo đi bộ đội đã thể hiện được tấm lòng của nhà thơ đối với thầy giáo của mình. Đó là sự nhớ thương, sự cố gắng tỏ ra vui vẻ để thầy giáo của mình ra đi. Thực ra, Trần Đăng Khoa khẳng định một điều: khi thầy vào miền Nam để chiến đấu thì trong lòng của nhà thơ rất buồn. Thực ra là lời Trần Đăng Khoa tự vấn bản thân mình “hỏi hoa rằng có nhớ thầy không ?”. Nhờ biện pháp so sánh tu từ mà nhà thơ đã thể hiện được nỗi buồn, sự nhớ thương của mình khi thầy giáo đi bộ đội.

Trong biện pháp so sánh “A là B” có sự khẳng định về giá trị nhận thức, làm cho cái trừu tượng rõ hơn qua hình ảnh cụ thể. Nói như thế không hẳn cái so sánh và cái được so sánh là giống nhau hoàn toàn như so sánh luận lí. Chính lối so sánh này làm cho sự vật, sự việc cụ thể và có giá trị biểu cảm.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w