Bối cảnh tình hình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 36 - 38)

IV. Các giải pháp thu hút, sử dụng FDI trong giai đoạn 2001-

1. Bối cảnh tình hình

1.1. Những thuận lợi căn bản

- Tình hình kinh tế xã hội của nước ta tiếp tục ổn định và phát triển. Đặc biệt những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của ta mạnh lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tếđược tăng cường. Sự phát triển cĩ nhiều triển vọng của nền kinh tế trong mơi trường chính trị xã hội cơ bản ổn định, mơi trường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế cĩ nhiều thuận lợi cùng với những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động của đất nước sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ các nguồn ngoại lực, trong đĩ cĩ đầu tư nước ngồi để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa đất nước.

- Đại hội Đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX đã thơng qua các văn kiện quan trọng về chủ trương đường lối phát triển đất nước, tiếp tục cơng cuộc đổi mới, trong đĩ cĩ báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005. Đây là những cĩ sở quan trọng để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, chính sách nhằm tăng cường thu hút và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn vốn ĐTNN trong thời gian tới.

- Mơi trường kinh doanh nĩi chung và mơi trường đầu tư nĩi riêng khơng ngừng được cải thiện, cơng tác quản lý Nhà nước vềĐTNN đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và dần đi vào nề nếp, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ĐTNN ngày một trưởng thành. Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quảĐTNN 5 năm tới sẽ là định hướng quan trọng trong việc đề ra các giải pháp chính sách trong lĩnh vực ĐTNN.

-Xu hướng tồn cầu hĩa kinh tế đang gia tăng mạnh cùng sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và cơng nghệ, nhất là cơng nghệ thơng tin đã thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dịng chuyển vốn trên thế giới. (Mức ĐTNN trung bình hàng năm trên thế giới từ 93.8 tỷ USD những năm 1980 nên

388.3 tỷ USD trong những năm 1990 và nên tới 541.5 tỷ USD hàng năm trong nửa cuối những năm 1990).

- Mặt khác kinh tế thế giới đã phục hồi, tuy hiện nay một số nền kinh tế lớn (Nhật, Mỹ, Tây Âu) cĩ khĩ khăn, nhịp tăng trưởng chậm lại nhưng về tổng thể vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng trở lại. Trong thời gian tới, Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới. Trong bối cảnh đĩ nước ta cũng cĩ những cĩ hội thuận lợi để tăng cường thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngồi.

1.2. Những khĩ khăn, thách thức

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm qua chậm dần. Năm 2000 cĩ chiều hướng tăng lên nhưng chưa đạt đợc mức tăng trưởng cao như 5 năm đầu thập niên 90. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, tích luỹ nội bộ nền kinh tế cịn thấp, các cân đối vĩ mơ cịn thiếu vững chắc.

- Mơi trường kinh doanh, đầu tư cịn nhiều hạn chế, nhu cầu thị trường tăng chậm, dung lượng thị trường nhỏ và sức mua trong nước cịn rất thấp trong khi cung về sản phẩm trước mắt đã bão hồ, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cịn thiếu thốn, các yếu tố thị trường chưa được xác lập đầy đủ. Quản lý Nhà nước về ĐTNN cịn bất cập, đặc biệt thủ tục hành chính cịn phiền hà, tình trạng chấp hành chưa nghiêm về luật pháp chính sách, tình trạng tham nhũng chưa được chặn đứng.

- Cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Hiện nay, ba phần tư vốn đầu tư nước ngồi trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước cơng nghiệp phát triển do sự tăng cường liên kết giữa các cơng ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật, Tây Âu. Một phần tư số vốn đầu tư nước ngồi cịn lại chảy và các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu bị thu hút vào các nước cơng nghiệp mới (NICs) hoặc vào các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mêhicơ... Trong bối cảnh đĩ, các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh mơi trường thu hút đầu tư nước ngồi

nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đĩ là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh của Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngồi ngày càng gia tăng mạnh, nhất là sau khi gia nhập WTO. Chính điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh và là thách thức to lớn đối với Việt Nam nhất là trong bối cảnh hiện nay mơi trường đầu tư vào Việt Nam so với xung quanh bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro trong kinh doanh là cao hơn các nước trong khu vực.

- Sau khủng hoảng kinh tế khu vực và dựa vào kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngồi đã đánh giá Việt Nam đúng hơn và trở nên thận trọng, khơng đầu tưồ ạt theo hướng “đĩn đầu” như những năm đầu 90 mà thực hiện chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế và sức mua thực tế của ngưới dân Việt Nam. Việc thực hiện từng bước tự do hố thương mại và đầu tư theo lộ trình AFTA, khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng được các nhà đầu tư nước ngồi tính tốn khi lựa chọn địa điểm đầu tư, thực hiện phân cơng lao động quốc tế đối với các nước trong khu vực ASEAN, tuỳ thuộc mơi trường đầu tư, tiềm lực kinh tế, nguồn tài nguyên nhân lực tại chỗ, quy mơ thị trường của mỗi nước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 36 - 38)