Môi trường chính trị và luật pháp:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 66 - 67)

Môi trường chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của một sản phẩm. Các công ty khi tiến hành kinh doanh sản phẩm nào đó họ đều nghiên cứu một cách kỹ lưỡng biến động của môi trường chính trị và luật pháp. Đặc biệt, với các tập đoàn đa quốc gia thì việc dự báo ảnh hưởng của môi trường chính trị là vô cùng quan trọng. Sự biến động không ngừng của thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là cá quốc gia đang phát triển. Trong một vài năm gần đây thế giới biến động khó lường.: Sự bất ổn của cả khu vực Trung Đông trong thời gian dài luôn là đề tài được cả thế giới theo dõi và tìm hướng giải quyết. Khu vực này được coi là chảo lửa của thế giới. Quan hệ Nga – Mỹ có chiều hướng xấu đi cũng có ảnh hưỏng đến chính trị chung của toàn thế giới . Các cuộc khủng bố, xung đột sắc tộc xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương( khu vực năng động của thế giới ), Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự bất ổn này.Với sự nỗ lực, cố gắng của chính phủ,Việt Nam vẫn được coi là điểm đến của các nhà đầu tư bởi sự ổn định của môi trường chính trị và tốc độ phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam.

Yếu tố luật pháp có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, tất cả các công ty đều phải tuân thủ Luật về thuế, môi trường, Luật Lao Động… Luật thuế được các Doanh nghiệp rất quan tâm do sản phẩm mà các nhà phân phối cung ứng trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu 100%. Sự kém linh hoạt, những thủ tục rườm rà trong Luật Doanh Nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của những nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. Tiến trình hội nhập toàn cầu ( tham gia các tổ chức AFTA, WTO…) đã tạo ra những thay đổi quan trọng cả ở trên đường biên giới lẫn bên trong đường biên giới. Cũng giống như khi tham gia vào AFTA, việc tham gia WTO sẽ dẫn tới cắt giảm hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ thương mại dần dần bị xoá bỏ đối với một số mặt hàng… Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan xuống mức trung bình

là 18%, trong đó thuế công nghiệp vào khoảng 17%và thuế nông nghiệp bình quân là 25%. . Cùng với đánh giá nhu cầu pháp lý, từ năm 2002 – 2006 việc Việt Nam viết lại hầu hết Luật và quy chế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng mới và toàn diện Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Luật Đầu Tư chung, Luật Doanh Nghiệp chung đã tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp: DNNN, DN tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Sự thay đổi của Luật pháp đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được cắt giảm thuế suất, điều đó có ảnh hưởng đến mức giá bán của doanh nghiệp( mức giá bán sẽ giảm ). Điều đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Nhưng xét một cách tổng quát toàn thị trường tiêu thụ sản phẩm thì quá trình cắt giảm thuế quan sẽ tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của sản phẩm trên thị trường bởi mức giá trung bình của sản phẩm sẽ giảm và khách hàng sẽ có khả năng mua sản phẩm nhiều hơn. Cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ tiềm ẩn. có thể tham gia vào thị trường này trong tương lai gần. Sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn có thể khiến sức nóng của thị trường ra tăng.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 66 - 67)