Doanh thu tăng qua các năm:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 38 - 46)

Doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm: Năm 2003 doanh thu là 375 nghìn USD đạt 80% chỉ tiêu( 470 nghìn USD), năm 2004 là 880 Nghìn USD đạt 120% chỉ tiêu( 735 nghìn USD ) mà doanh nghiệp đề ra, năm 2005 là 1300 Nghìn USD đạt 110% chỉ tiêu( 1180 nghìn USD ), năm 2006 là 1800 nghìn USD đạt 150% chỉ tiêu( 1200 nghìn USD ) trong đó chi nhánh Hà Nội là 120 nghìn USD, năm 2007 là 2500 nghìn USD đạt 170% chỉ tiêu( 1470 nghìn USD ) trong đó chi nhánh Hà Nội là 500 nghìn USD đạt 80% chỉ tiêu. Sau 5 năm hoạt động trong ngành cung cấp thiết bị bán dẫn và đo lường, công ty đã tạo được uy tín, hình ảnh nhất đinh trong khách hàng( đây là điều vô cùng quan trọng bởi khách hàng của doanh nghiệp thường là những tập đoàn, những công ty sản xuất lớn. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp rất phát triển. Doanh nghiệp có đại lý phân phối trên khắp cả nước ( tại Miền Bắc trụ sở chính được đặt tại TP Hà Nội, tại Miền Trung trụ sở chính được đặt tại Đồng Nai, Miền Nam trụ sở chính được đặt tại TP Hồ Chí Minh ). Chính điều đó đã khiến doanh thu của doanh nghiệp tăng qua thời gian. Doanh thu có bước tăng đáng kể trong năm2006, năm 2007 do trong năm 2007 nền kinh tế Việt Nam phát triển khá nóng với tốc độ tăng trưởng khoảng 8.5%, cùng với sự kiện ra nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi hơn(Luật Đầu tư đã có sự thay đổi, những quy định mới về việc mở các thị trường và đầu tư liên quan tới thương mại nhằm đảm bảo mức độ phù hợp với WTO). Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu chất lượng và uy tín nên hàng đầu, đó là lợi thế mà doanh nghiệp có được so với đối thủ

cạnh tranh của mình. Trong chiến lược của mình công ty đã xác định mục tiêu thị phần, thương hiệu, chất lượng dịch vụ tốt là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng , vấn đề thoả mãn nhu cầu của khách hàng được đặt nên hàng đầu.

2.2.2.1.2.Lợi nhuận sau thuế tăng:

Nếu năm 2003 mức lợi nhuận sau thuế là 54 nghìn USD thì đến năm 2006 mức lợi nhuận là 259.2 nghìn USD và đến cuối năm 2007 mức lợi nhuận là 360 nghìn USD. Mặc dù lợi nhuận gia tăng qua các năm nhưng mức lợi nhuận sau thuế này vẫn chưa cao bởi hàng năm doanh nghiệp phải trả một khoản lãi tiền vay khá lớn( vay ngân hàng là chủ yếu ), mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đóng là 28%. Doanh nghiệp đang cố gắng để mức lợi nhuận sau thuế này sẽ tăng lên một cách đáng kể bằng việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu bán hàng.

2.2.2.1.3.Thị phần của doanh nghiệp:

Thị phần mà doanh nghiệp có được là 14%, là doanh nghiệp có thị phần lớn thứ 3 ở Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp thiết bị bán dẫn( biến tần) và đo lường( với khoảng 100 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này ). Hai đối thủ lớn nhất của doanh

nghiệp là công ty TNHH Sa Giang với 17% thị phần và công ty TNHH thương mại & kinh tế Nguyễn Đức Thịnh với 17 % thị phần.

- Công ty TNHH Sa Giang thành lập năm 1997 là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Mitsubishi Electric, một trong công ty phân phối sản phẩm danh tiếng nhất trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp với trên 100 nhân viên rất năng động và nhiều kinh nghiệp. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính: Thiết bị phân phối điện cho sản xuất như: ACB,MCCB…; tự động hoá trong công nghiệp; thiết bị gia dụng; điều hoà không khí. Công ty thuê các chuyên gia quản lý và hỗ trợ từ đối tác cung cấp là SETSUYOASTECCOPR đặt tại OSAKA JAPAN thuộc tập đoàn Motsubishi Electric . Đội ngũ nhân viên của công ty có chất lượng cao.

- Công ty TNHH thương mại & kĩ thuật Nguyễn Đức Thịnh địa chỉ 34/7 Bầu Cát 2- P14- Quận Tân Bình- Thành phố Hồ Chí Mính. Công ty là nhà phân phối sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và ứng dụng duy nhất của công ty Control Techniques trên toàn cầu và kỹ sư được đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong kỹ thuật điều khiển và có nhiều kinh nghiệm trong những ứng dụng có liên quan đến điều khiển cho các ngành công nghiệp khác.Các quá trình sản xuất và các thiết bị máy móc công nghiệp gồm: Dây & cáp điện, thép& định hình kim loại, nhựa & cao su, cần trục & cẩu, thang máy, dệt may, hệ thống HVAC, thực phẩm & giải khát…Các sản phẩm của công ty là đa dạng với: Bộ điều khiển tốc độ động cơ AC, bộ điều khiển tốc độ động cơ DC, PCL của hãng Allen- Bradley, Human Machine interface….Doanh nghiệp luôn định hướng vào: tư vấn cho các yêu cầu ứng dụng của khách hàng; cung cấp bộ điều khiển AC, DC và sorve với chất lượng cao và kỹ thuật tiên tiến nhất; hỗ trợ bảo hành và dịch vụ hậu mãi; thiết kế hệ thống và lắp đặt.

Ngoài hai đối thủ chính, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác hiện cũng đang hoạt động trong ngành này. Trong thời gian tới khi mà Luật DN được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn chỉnh hơn sẽ tạo đà cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp thiết bị ngành công nghiệp. Đó là một bất lợi đối với công ty bởi điều đó sẽ buộc họ phải san sẻ thị phần của mình. Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO

cũng tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với doanh nghiệp. Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp với các công ty khác là sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm( biến tần, AC servo drives, Rô bốt, bộ nguồn Switching, DC – DC converters, bộ lọc nhiễu ). Hai hãng YASKAWA, TDK-LAMBDA chuyên về chế tạo các thiết bị điều khiển tự động, chuyên về bộ nguồn, ngoài hai lĩnh vực đó họ không tham gia vào các lĩnh vực khác( chiến lược chuyên môn hoá ). Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó chiến lược này cũng chứa đựng rủi ro rất cao( rủi ro về mặt thị trường)

2.2.2.2.Vị trí của chi nhánh Hà Nội: 2.2.2.2.1.Doanh thu và lợi nhuận sau thuế: - Về doanh thu:

Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 09/2006( muộn hơn so chi nhánh Đồng Nai). Trong suốt quá trình hoạt động của mình, chi nhánh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Trong quý IV của năm 2006 doanh thu mà chi nhánh đạt được là 120 nghìn USD, năm 2007 doanh thu chi nhánh là 500 nghìn USD chiếm 20% doanh thu toàn doanh nghiệp( doanh thu toàn doanh nghiệp là 2500 nghìn USD ), đối chi nhánh Đồng Nai doanh thu trong năm 2007 đạt khoảng 700 nghìn USD chiếm khoảng 30% doanh thu toàn doanh nghiệp. Chiếm 20% doanh thu toàn doanh nghiệp, hoạt động của chi nhánh Hà Nội đã được coi là khá thành công trong năm 2007.

Bảng 6: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà Nội Trong giai đoạn 2006-2007:

Đơn vị tính: Nghìn USD

Chỉ tiêu 2006 2007

Doanh thu 120 500

Giá vốn hàng bán 89 385

Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay 31 115

Lãi tiền vay 7 15

Thuế thu nhập doanh

nghiệp(28%) 6.72 28

Lợi nhuận sau thuế 17.28 72

Nguồn: Số liệu từ phòng KD của chi nhánh HN

Hoạt động từ tháng 09/2006 nhưng doanh thu của doanh nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu của quý IV là 120 nghìn USD và của năm 2007 là 500 nghìn USD.Đã có sự gia tăng đáng kể trong doanh thu.

Bảng 7:Doanh thu của chi nhánh so với kế hoạch Đơn vị tính: nghìn USD

Doanh thu Năm

Kết quả thực hiện kế hoạch

2006 120 -

2007 500 625

Nguồn: Phòng KD của chi nhánh HN

Doanh thu của doanh nghiệp vào năm 2007 là 500 nghìn USD đạt 80% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây được coi là bước đầu thành công với doanh nghiệp.

- Lợi nhuận sau thuế tăng:

Mức lợi nhuận mà chi nhánh đạt được trong năm 2007 là 72 nghìn USD. Trong thời gian này doanh nghiệp cần huy động vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Một trong hình thức huy động vốn là vay ngân hàng( ngoài ra còn huy động từ các cổ đông ).

- Đối với chỉ số chi trả lãi vay của chi nhánh:

Có công thức tính: Chỉ số chi trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Lãi vay. Đây là một chỉ tiêu thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán các khoản lãi vay từ lợi nhuận của doanh nghiệp( cần chú ý rằng khi một doanh nghiệp huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hay mất khả năng thanh toán càng lớn. Chính điều đó đã khiến người cho vay

luôn đòi hỏi lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp vào những khoản rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu, điều đó sẽ làm cho tác dụng của đòn bẩy tài chính giảm đi và có tác dụng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ). Chỉ số chi trả lãi vay của chi nhánh năm 2007 bằng7.67( Trong năm 2007, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của chi nhánh là 115 nghìn USD và lãi vay là 15 nghìn USD). Do hoạt động kinh doanh của chi nhánh là đang trong giai đoạn đầu nên trong thời gian này việc huy động vốn đối với chi nhánh để tiến hành mở rộng kinh doanh là khá cần thiết. Điều đó khiến chi nhánh cần phải có những bước đi thận trọng hơn tránh dơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Chỉ tiêu doanh lợi trên tài sản:

Công thức tính ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản .Trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế mà chi nhánh đạt được là 72 nghìn USD, tổng tài sản là 315 nghìn USD. ROA của năm 2007 là khoảng 0.29. Như vậy, một đồng tài sản bỏ ra thu được 0.29 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp( Đây là chỉ tiêu đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Ý nghĩa của chỉ tiêu này là phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty, là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định sử dụng vốn).

- Thị phần của chi nhánh Hà Nội tại thị trường phía Bắc:

Hiện nay, khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cung cấp thiết bị bán dẫn ở khu vực thị trường phía Bắc( công ty TNHH công nghệ Phi Long,Công ty TNHH Âu Lạc –ICTC Distribution chuyên phân phối các thiết bị đo lường, phân tích khí và điều khiển của Emerson tại Miền Bắc, công ty TNHH Hoàng Quốc…Thành lập muộn hơn so với các công ty khác nhưng chi nhánh luôn cố gắng để tạo lòng tin nơi khách hàng nhằm gia tăng thị phần. Hiện tại, thị phần của chi nhánh là 3%, đây được coi là một thành công đối chi nhánh, bước đầu thực hiện được mục tiêu đề ra trong chiến lược của toàn công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w