Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 63 - 67)

Một trong những bài học sâu sắc của hệ thống ngân hàng nước ta trong thời gian qua dẫn đến chất lượng tín dụng kém là chúng ta chưa coi trọng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hoạt động này có vai trò quan trọng đối với công tác quản trị và điều hành ngân hàng trong điều kiện kinh doanh đa dạng, sự cạnh tranh quyết liệt nhằm giúp phát hiện kịp thời những vi phạm và những phương hướng xử lý thích hợp góp phần đảm bảo vốn vay. Do vậy, thực hiện tốt hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ kết hợp với kiểm toán bắt buộc từ bên ngoài theo thông lệ quốc tế và hoạt động thanh tra ngân hàng là tiền đề để nâng cao và phát triển đối với Sở giao dịch.

II. Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở

giao dịch NHNN&PTNT VN.

1. Về phía Nhà Nước

Để hoạt động tín dụng của ngân hàng trở nên an toàn hơn, trước tiên, Nhà Nước phải tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà Nước. Hiện nay có rất nhiều DNNN làm ăn thiếu hiệu quả, kinh doanh thua lỗ triền miên, cần phải có hướng đi cho các doanh nghiệp trên thông qua giải thể, cổ phần hoá, cải tổ hay sát nhập với các doanh nghiệp khác tuỳ theo đặc

điểm riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh quy chế mới về điều kiện thành lập doanh nghiệp, Nhà Nước cần phải quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó tránh tình trạng doanh nghiệp thành lập ra để lợi dụng danh nghĩa lừa đảo vốn của ngân hàng hay tiến hành các hoạt động kinh doanh mờ ám khác. Nhà Nước cần nhanh chóng hoàn thiện pháp lệnh kế toán thống kê và hệ thống kiểm toán vững mạnh để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, đảm bảo một môi trường kinh tế công bằng, ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động.

Với tư cách là người tạo lập môi trường vĩ mô, Nhà Nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo ra cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, Nhà Nước cần hoàn thiện hơn các luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật đầu tư nước ngoài... để phù hợp với tình hình mới và tạo hành lang pháp lý lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp. Cần ban hành luật tín dụng thương mại để bảo vệ quyền lợi của người bán chịu hàng hoá vì hiện nay luật tín dụng thương mại chưa có luật điều chỉnh nên quyền lợi của người của người bán chịu hàng hoá không có gì làm bảo đảm.

Định hướng phát triển kinh tế của Nhà Nước cần đồng bộ tránh tình trạng thường xuyên thay đổi các chính sách dẫn đến những khó khăn tổn thất của doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, chỉ cấp một bản duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều ngân hàng gây thất thoát vốn cho ngân hàng. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về công chứng , chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản để khi rủi ro xảy ra ngân hàng phải là người sở hữu tài sản thế chấp đó.

Ngày 5/10/2001, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số 149/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại. Qua đó các NHTM, công ty xử lý nợ và khai thác tài sản của NHTM được chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay ( tài sản thế chấp, cầm cố, gán nợ, tài sản toà án giao cho ngân hàng ) kể cả tài sản là bất động sản: tự bán công khai trên thị trường bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ của Nhà Nước. Đối với những tài sản đảm bảo nợ vay thuộc những

vụ án đã được toà án phán quyết nhưng chưa giao cho ngân hàng, các ngân hàng tập hợp trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính, NHTM đề nghị cơ quan thi hành án hanh chóng xử lý. Đối với những tài sản đảm bảo nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý thì tổ chức NHTM xem xét, đề nghị TTCP yêu cầu các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để các NHTM, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM bán tài sản thu nợ. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa trong việc thu nợ quá hạn bằng xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng, giải quyết những khó khăn và phiền hà trong việc xử lý tài sản đảm bảo trước kia.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm cho phù hợp vơí thực tế nền kinh tế và phát huy được hiệu quả. Nhà Nước cần phải có chế độ bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và có chế độ khuyến khích đối với người gửi tiền và người vay tiền, mức phí bảo hiểm sẽ được quy định tỷ lệ phần trăm trên số tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng.

II. Về phía ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra khung lãi suất huy động và cho vay hợp lý:

Tuỳ theo tình hình kinh tế từng thời kỳ, tuỳ theo nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của xã hội mà khung lãi suất được thay đổi một cách linh hoạt, nói chung khung lãi suất phải được xác đinh trên cơ sở tín hiệu thị trường và sự điều chỉnh của Ngân hàng nhà nước tuỳ theo mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trong từng thời kỳ.

Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới sẽ khiến Ngân hàng nhà nước dần dần tránh can thiệp qúa cứng nhắc vào tỷ giá hối đoái và để cung cầu thị trường quyết định mức lãi suất này nhưng do hiện nay hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn yếu kém nên NHNN cần phải tác động tới tỷ giá hối đoái để không có sự thay đổi quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tế năm 1999, nợ quá hạn tại Sở giao dịch rất cao mà chủ yếu là nợ quá hạn bằng ngoại tệ do những ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ khu vực khiến tỷ giá ngoại tệ thay đổi tác động tới hoạt động tín dụng của Sở.

Cần hoàn thiện văn bản pháp luật về tài sản thế chấp:

Việc hoàn thiện này có ý nghĩa quan trọng đỗi với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tạo ra sự an toàn cho hệ thống tiền tệ. Thực tế cho thấy khi tài sản đem đi thế chấp để vay nợ là hợp pháp, nhưng sau một thời gian do sự thay đổi trong các quy định của Nhà Nước thì nó lại trở thành không hợp pháp.

Không những việc xác định tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mà hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp cũng gặp rất nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm tài sản thế chấp. Mặt khác cần thực hiện tốt quyết định số 149/2001/QĐ- TTg trong việc thanh lý các tài sản thế chấp của doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.

NHNN cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với Sở giao dịch:

Hiện nay xu thế phát triển nền kinh tế theo hướng khu vực hoá, quốc tế hoá cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh. Các hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú nên nhiều khi ngân hàng cũng không thể tự kiểm soát hết được các hoạt động của mình, do đó thông qua các hoạt động thanh tra, giám sát mới có thể giúp cho ngân hàng kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động của mình và sẽ phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo vệ an toàn hoạt động của ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng thanh tra ngân hàng thường chỉ tiến hành kiểm tra, thanh tra các sự việc đã rồi, nên việc kiểm tra tại chỗ chỉ có thể giảm bớt các tổn thất chứ không có biện pháp giám sát từ xa để ngăn ngừa các tổn thất. Những năm gần đây công tác kiểm tra từ xa đã được quan tâm chú trọng ở các cấp TW nhưng ở cấp điạ phương chỉ mang tính chiếu lệ nhiều hơn chứ chưa thực sự tích cực trong việc hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro, tổn thất xảy ra cho các TCTD. Chính vì vậy NHNN cần tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra giám sát đối với các NHTM bằng cách chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện một số tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện thực hiện giám sát từ xa có hiệu quả như : chế độ thông tin báo cáo, chế độ kiểm soát nội bộ...Thường xuyên phân tích

nhận định tình hình đặc biệt khi trong nước và khu vực có những biến động kinh tế tài chính lớn nhằm thực hiện thanh tra các NHTM thuộc diện đáng ngờ.

Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (LV; 15)

MỤC LỤCLời nói đầu Lời nói đầu

Chương I: Hoạt động của ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w