1 Định hướng hoạt động của Sở Giao Dịch NHN0&PTNTVN trong thời gian

Một phần của tài liệu Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 52 - 58)

2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch

1 Định hướng hoạt động của Sở Giao Dịch NHN0&PTNTVN trong thời gian

Định hướng hoạt động của Sở Giao Dịch NHN0&PTNTVN trong thời gian tới.

Năm 2002 là thời kỳ thực hiện Nghị Quyết của Bộ Chính Trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001- 2010 đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố và của ngành ngân hàng 5 năm 2001-2005, chính vì vậy đã tạo tiền đề và định hướng hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như NHN0&PTNTVN và Sở giao dịch nói riêng.

Sở giao dịch luôn nhận thức và đánh giá đầy đủ những thuận lợi cơ bản cũng như những khó khăn thách thức và cơ hội của bản thân mình, nhất là những cơ hội và khó khăn mà xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới mang lại. Bởi vậy để tồn tại và phát triển đồng thời luôn giữ vững danh hiệu là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, toàn hệ thống NHNN&PTNTVN cũng như Sở giao dịch luôn xây dựng phương hướng chiến lược và mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, qua đó có những biện pháp thực hiện những mục tiêu đó.

Bên cạnh mục tiêu chung là tăng trưởng dư nợ trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng...Sở giao dịch còn đề ra các biện pháp cụ thể sau :

Mục tiêu, nhiệm cụ kinh doanh cụ thể năm 2002 :

- Luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ do Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho.

- Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn đạt 17% so với năm 2001, đảm bảo đủ nguồn vốn yêu cầu vay vốn của khách hàng kể cả nội tệ và ngoại tệ.

- Dư nợ tăng 475 so với năm 2001.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1% trong tổng dư nợ. - Lợi nhuận tăng từ 3 – 5% so với cuối năm 2991.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán chuyển tiền, dịch vụ thanh toán thẻ ...

Để thực hiện những mục tiêu trên, Sở giao dịch đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện như sau:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng thị phần nguồn vốn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với nhuồn vốn của khách hàng tiền gửi là tổ chức kinh tế, Sở giao dịch cố gắng thực hiện tốt cơ chế ưu đãi khách hàng, mở rộng quan hệ với các đơn vị có tiền gửi lớn, thường xuyên để duy trì và mở rộng nguồn như Kho Bạc Nhà Nước, quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm tiền gửi đồng thời tích cực mở rộng, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ để thu hút các nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ tăng trưởng thị phần tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng cách tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của trụ sở chính để tiếp tục tiếp cận các dự án lớn, phối hợp tốt với các NHTM khác tham gia các dự án đồng tài trợ hoặc chủ động làm đầu mối thu xếp tài chính cho các dự án lớn. Chủ động tiếp cận và mở rộng quan hệ tín dụng, thanh toán.

- Củng cố bộ máy tổ chức của Sở giao dịch đảm bảo đủ mạnh, cải tiến lề lối làm việc, tổ chức phối hợp chặt chẽ các phòng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đáp ứng tốt nhất dịch vụ cho khách hàng, kể cả khách hàng gửi tiền, khách hàng vay vốn cũng như các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trong

nước, thanh toán quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh với các NHTM khác về chất lượng dịch vụ.

- Tập trung và kiên quyết xử lý nợ qúa hạn, nợ khó đòi bằng nhiều biện pháp như đông đốc tổ thu nợ, phối hợp với các ban ngành liên quan sử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Tăng cường công tác kiển tra, kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện tồn tại thiếu sót để khắc phục kịp thời. Đồng thời thực hiện chấn cyhinhr sửa sai sau thanh tra theo những kiến nghị của thanh tra NHNN và ddoanhthanh ra của NHN0&PTNTVN.

- Tiếp tục phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh.Triển khai tốt kế hoạch đào tạo cán bộ đã xây dựng để đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ gioỉ, đạo đức tốt, đội ngũ lao động luôn được củng cố và bồi dưỡng trình độ quản lý góp phần nâng cao chất lượng công việc chung.

I. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch.

Là Sở giao dịch đầu mối, ngoài nhiệm vụ quản lý và lưu chuyển nguồn vốn nội ngoại tệ và thực hiện một số nhiệm vụ khác cho toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp do tổng giám đốc NHNN&PTNT giao, Sở giao dịch còn là một chi nhánh NHTM. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại phần lớn thu nhập cho Sở giao dịch hay nói cách khác, hoạt động tín dụng là hoạt động chính quyết định kết quả kinh doanh của Sở. Chính bởi tầm quan trọng của hoạt động này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng luôn được Sở giao dịch quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, do rủi ro tín dụng phát sinh muôn màu muôn vẻ nên mặc dù vậy nợ quá hạn vẫn luôn tồn tại, giải quyết được nợ quá hạn cũ, nợ quá hạn mới lại phát sinh. Điều này đòi hỏi bên cạnh việc thực hện tốt các biện pháp đã có, Sở giao dịch luôn phải nghiên cứu tìm tòi các biện pháp phòng ngừa mới để có thể phòng ngừa tối đa rủi ro tín dụng phát sinh.

Có thể xem xét một số biện pháp phòng ngừa sau:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng, do đó mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ không thể tách rời trong suốt quá trình cho vay. Đã gọi là tín dụng thì đầu tiên mối quan hệ này phải dựa trên sự tín nhiệm và tin cậy lẫn nhau, mà để có được điều đó thì hai bên đều phải nghiên cứu, phân tích để hiều biết rõ về nhau Tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này thường bị vi phạm mà hầu hết do khách hàng vay vốn gây ra. Bởi vậy phải nhìn nhận lại rằng việc nghiên cứu khách hàng thường xuyên đã không được quan tâm đúng mức nên đã không phát huy hết tác dụng của nó.

Nghiên cứu khách hàng để có cái nhìn tổng quan về khách hàng: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín của khách hàng trên thương trường... đồng thời xem xét tính khả thi của dự án vay mà khách hàng đã xây dựng. Qua đó Sở giao dịch đánh giá khả năng và uy tín của khách hàng cũng như khả năng sinh lời từ dự án đó để có thể hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng được đúng hạn.

Phân tích tài chính khách hàng vay vốn:

Để phục vụ công tác nghiên cứu khách hàng, Sở giao dịch phải xem xét thật kỹ và phân tích hoạt động của doanh nghiệp qua các tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản...Nhưng để cho khách quan, Sở giao dịch nên tìm kiếm các thông tin về khách hàng từ các nguồn khác như các thông tin thu lượm từ thị trường về chất lượng mặt hàng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, hoặc từ các bạn hàng và đối tác của khách hàng hay từ kết quả kiểm toán tình hình tài chính của khách hàng. Để đánh giá được uy tín của khách hàng, Sở giao dịch phải căn cứ vào quan hệ tín dụng giữa khách hàng với bản thân Sở giao dịch hay với các ngân hàng khác trong thời gian gần đây, thể hiện ở việc vay trả sòng phẳng không phát sinh nợ quá hạn, hoặc tư cách người vay: sử dụng vốn có đúng mục đích không, có hiện tượng tham nhũng hay lạm dụng vốn vay hay không.

Thông thường phân tích tài chính của người vay để đánh giá :

- Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn - Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn .

Qua đó xếp loại khách hàng theo thứ tự A, B, C để tiện cho việc quản lý. Sở giao dịch xếp loại khách hàng theo 5 tiêu thức:

Về doanh thu:

+ Doanh nghiệp có doanh thu năm nay cao hơn năm trước: 10 điểm. + Doanh nghiệp có doanh thu năm nay bằng năm trước : 1 điểm. + Doanh nghiệp có doanh thu năm nay thấp hơn năm trước: 0 điểm. Về lợi nhuận:

+ Doanh nghiệp có lãi trong năm tài chính gần nhất : 10 điểm. + Doanh nghiệp không có lãi hoặc hoà vốn : 1 điểm. + Doanh nghiệp thua lỗ trong năm tài chính gần nhất : 0 điểm. Về quan hệ với các ngân hàng khác:

+ Nếu có nợ quá hạn > 6 tháng : 0 điểm.

+ Nếu không có nợ quá hạn trên 6 tháng : 10 điểm. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu:

Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp để có các mức cho điểm khác nhau. Nếu là DNNN tỷ lệ này từ 40% trở lên : 10 điểm.

Từ 30 – 40 % : 7 điểm. Dưới 30 % : 5-0 điểm. Hệ số thanh toán ngắn hạn

+ Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1: 10 điểm. + Nếu bằng 1: 5 điểm

Thông qua đánh giá cho điểm theo các tiêu thức, Sở giao dịch xếp loại như sau:

+ Doanh nghiệp xếp loại A : 40 điểm trở lên. + Doanh nghiệp xếp loại B: 30-40 điểm. + Doanh nghiệp xếp loại C: dưới 30 điểm.

Khách hàng loại A được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và lành mạnh, có quan hệ thanh toán sòng phẳng với bạn hàng cũng như trong quan hệ vay mượn các tổ chức tín dụng. Việc mỏ rộng dư nợ đồng nghĩa với việc thu hút thêm nhiều khách hàng loại này.

Khách hàng loại B được đánh giá là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định, năm thì lỗ, năm thì lãi. Với những khách hàng này Sở giao dịch chưa có sự tín nhiệm cao do vật chỉ nên cho vay đối với những dự án khả thi và có tài sản thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba.

Còn đối với khách hàng loại C là những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ cũ. Sở giao dịch cần từ chối ngay những khách hàng này hoặc nếu đã cho vay thì cần gấp rút thu hồi nợ.

Phân tích dự án vay :

Phân tích dự án vay vốn hay còn gọi là khâu thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng mà các ngân hàng hiện nay đều áp dụng, mục đích của khâu này là để đánh giá xem dự án có khả thi hay không. Một dự án được coi là khả thi có nghĩa là có khả năng sinh lời, hàng hoá sản xuất ra phù hợp nhu cầu thị trường về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Ngoài ra lợi nhuận của dự án đem lại, tuổi thọ của dự án và thời gian khấu hao của dự án cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả ngân hàng đúng hạn. Một dự án có khả năng sinh lời nhưng tốc độ hoàn vốn chậm, không thu hồi đúng thời gian để hoàn trả ngân hàng thì vẫn không được chấp nhận. Điều này đòi hỏi Sở phải lựa chọn các phương pháp thẩm định phù hợp cũng như đòi hỏi cán bộ tín dụng nghiên cứu một cách khách quan dự án để có một quyết định đúng đắn.

Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng:

Nếu mục đích của việc nghiên cứu tình hình tài chính và thẩm định dự án vay của khách hàng để quyết định có cho vay hay không thì giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để xem khách hàng có thực hiện đúng những cam kết trước khi vay hay không. Trên thực tế, đôi khi khách hàng cố tình gian lận hoặc cho dù sử dụng đúng mục đích nhưng có những rủi ro bất khả kháng xảy ra khiến khách hàng mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với những rủi ro bất khả kháng, Sở chỉ có thể tìm các biện pháp tháo gỡ hoặc hạn chế tối đa hậu quả, còn trong các trường hợp khác, việc giám sát khách hàng thường xuyên rất có hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro để có thể ngăn chặn và phòng ngừa.

Trong trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích hoặc Sở thấy rằng khoản vay này chắc chắn sẽ dẫn tới nợ quá hạn thì SDG nên thu hồi vốn ngay lập tức cả nợ gốc và lãi. Để việc thu hồi nhanh chóng, Sở nên có các biện pháp sau đây:

- Khuyến khích người vay thu hồi các khoản đầu tư chưa đến hạn hoặc công nợ.

- Giảm kho bằng việc cải tiến phương thức bán, hạ giá bán nhằm tăng doanh thu bán hàng.

- Xử lý tài sản thế chấp của người vay.

Tuy nhiên nếu người vay chỉ gặp khó khăn tạm thời nhưng có thể giải quyết được thì không Sở giao dịch nên tìm các biện pháp linh hoạt để khôi phục sản xuất:

- Nếu người vay cần một khoản vay thêm mà khoản này có thể giải quyết được những khó khăn tạm thời thì Sở có thể cho vay, tuy nhiên cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định, để cho an toàn có thể yêu cầu thêm tài sản thế chấp .

- Sở có thể khuyến khích người vay hợp nhất vốn với doanh nghiệp khác, điều này chỉ được đề nghị sau khi nghiên cứu và định giá cẩn thận tất cả các yếu tố ảnh hưởng.

- Kêu gọi người bảo lãnh cho doanh nghiệp như các cổ đông chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm cho công ty vay dài hạn.

- Cán bộ tín dụng có thể khuyên hay tư vấn cho doanh nghiệp tìm ra chiến lược kinh doanh mới, ví dụ : giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn kinh doanh...Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và phòng ngừa rủi ro tín dụng mà còn làm mối quan hệ giữa Sở và khách hàng trở nên thân thiết hơn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w