Chương 4: VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới nói chung, ở trung quốc nói riêngx (Trang 81 - 86)

4.1. Một vài đặc điểm của Việt Nam.

4.1. Vài nét về phát triển FDI tại Việt Nam : các giai đoạn đầu tư.

Trước khi nước ta tiến hành đổi mới, nguồn vốn FDI không chảy vào Việt Nam. Cho đến khi tiến hành mở cửa theo quyết định của đại hội VI. Chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới và Luật đầu tư nước ngoài ban hành ngày 09/01/1988, thì nguồn vốn FDI mới bắt đầu tìm đến. Vì là giai đoạn đầu nên FDI vào Việt Nam còn rất thấp và FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Năm 1988 chỉ có 37 dự án với 341,7 triệu $. Năm 1989, số dự án tăng nhẹ lên được 67 dự án với 525,5 triệu $. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn còn đang dè dặt với thị trường mới Việt Nam. Trong giai đoạn này vốn FDI được thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam.

4.1.2. Giai đoạn 2 (từ 1990- 1996) : gia tăng mạnh mẽ. Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)

1990 107 735 1991 152 1291,5 1992 196 2208,5 1993 274 3037,4 1994 372 4188,4 1995 415 6937,2 1996 372 10164,1

Đây là giai đoạn FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Tổng vốn FDI tăng đạt đỉnh điểm vào năm 1996

với tổng vốn đăng ký lên đến 10.164,1 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân:

Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác.

Đặc biệt, vào tháng 7 năm 1995, nước ta đã có 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra. Đó là: Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế với EU và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao đó của Việt Nam đem đến kết quả FDI tăng vược bậc năm 1996.

4.1.3. Giai đoạn 3 (1997- 2002): có phần chậm lại.

Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Từ đó các nhà đầu tư nước ngoài nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.

Trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản để thu hút đầu tư như: Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư; Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới với hoạt động FDI…

Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)

1998 285 5099,9

1999 327 2565,4

2000 391 2838,9

2001 555 3142,8

2002 808 2998,8

Kết quả là giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996.

Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001. Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống. Trong đó chủ yếu là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á.

Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)

2003 791 3191,2

2005 970 6839,8

2006 987 12004

2007 1406 21347,8

2008 1171 64011

2009 1054 21480

4.1.4. Giai đoạn 4 (2003 đến nay) : được cải thiện và tăng lên cả chất lượng.

Sau khi ký hiệp định thương mại Việt Mỹ BTA cuối năm 2001 và gia nhập AFTA năm 2003, nguồn vốn FDI vào Việt Nam phục hồi và tăng trở lại, dù chậm nhưng đều; vốn thực hiện cũng được tăng theo.

Tiếp tục chính sách khuyến khích đầu tư và bổ sung Luật để bảo vệ các nhà đầu tư; ký kết các hiệp ước song phương, đa phương để thu hút các nhà đầu tư lớn như Nhật, Mỹ và duy trì các nhà đầu tư truyền thống.

Và đặc biệt, sau một loạt sự kiện: Cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC 14; Mỹ trao PNTR; và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã hướng đến Việt Nam nhiều hơn, thể hiện cụ thể qua con số FDI tăng đột biến năm 2007 là 20,3 tỳ USD.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 64 tỷ USD, vượt xa con số 20,3 tỉ USD của cả năm 2007. Nguồn vốn FDI năm nay còn có sự chuyển biến tích cực về chất. Cụ thể, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đã tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước tới nay với khoảng 68 triệu USD/dự án. Đặc biệt, dòng vốn này đã chảy vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim, bất động sản, cảng biển, khu công nghệ cao...

Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy, từ khi bắt đầu mở cửa Việt Nam luôn tích cực mở rộng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó ta cũng luôn đẩy mạnh kêu gọi thu hút FDI, thể hiện qua việc Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật ngày cành thông thoáng. Tuy nhiên đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn này như thế nào, nhóm đi vào phân tích tỷ lệ vốn thực hiện so với mức vốn cam kết.

Một phần của tài liệu Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới nói chung, ở trung quốc nói riêngx (Trang 81 - 86)