Chương 3 TÌNH HÌNH FDI TẠI TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC.
3.4. Một cái nhìn khái quát về chính sách ưu đãi thuế củaTrung Quốc.
Từ sau chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường năm 1978, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, trong đó nổi bật là luật thuế ưu đãi khác biệt dành cho các công ty vốn đầu tư nước ngoài FIEs (Foreign Invested Enterprises) và công ty nội địa. Các FIEs được nhận nhiều ưu đãi hơn về thuế nhiều hơn so với các công ty nội địa: thuế suất doanh nghiệp, giảm thuế và trì hoãn thuế, đặc biệt là miễn thuế (tax holidays). Vì thế, không ngạc nhiên khi Trung Quốc đã thu hút được một lượng vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài cũng như tiếp cận được những KHKT hiện đại, tuy nhiên điều này cũng tạo ra những thiếu soát, cạnh tranh không lành mạnh cho nền kinh tế và môi trường đầu
tư. Bài viết này sẽ phân tích những thay đổi về chính sách ưu đãi thuế của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó lên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs). Tuy nhiên, việc Trung Quốc ban hành bộ luật mới về thuế thu nhập doanh nghiệp (Enterprise Income Tax Law) 26/3/2007 sau khi gia nhập vào WTO và có hiệu lực 1/1/2008 đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách ưu đãi thuế của Trung Quốc. Bộ luật này quy định các công ty FIEs và các công ty nước ngoài đều có chung một mức thuế so với các doanh nghiệp nội địa.
Sau đây chúng ta tóm tắt lại từng thời kỳ chính sách thuế của Trung Quốc.
• Giai đoạn 1: 1980-1990
Vào những năm đầu 1980, chính sách thực hiện cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường được áp dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng như sự lạc hậu về khoa học kỹ thuật trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vì thế, Trung Quốc đã mạnh dạn thực hiện chính sách quốc tế hóa, mở cửa thị trường trong nước quan hệ với thế giới.
Nhận thấy được các điểm yếu của mình: môi trường đầu tư nghèo nàn, cơ sở hạ tầng vật chất thiếu thốn, nền công nghiệp yếu kém, mức độ tín nhiệm nền kinh tế thấp…nên để có thể thu hút lượng lớn các nhà đầu tư trên thế giới, Trung Quốc đã thực hiện chính sách “nhượng bộ” ưu đãi lớn cho sự phát triển nền kinh tế mở. Ở đây, chính sách thuế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài được xem là sự hỗ trợ cho những yếu kém của môi trường đầu tư.
Tháng 4/1980 sau khi một nhà đầu tư đầu tiên người Hồng Kong được chính phủ cấp giấy phép thành lập công ty liên doanh Beijing Air Catering, nhận thấy chưa có sự rõ ràng từ những ưu đãi: thuế suất, trì hoãn miễn thuế, Trung Quốc cho ra đời luật thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp nước ngoài năm 1980 (Income Tax Law of the People’s Republic of China on Foreign Enterprises) và bộ luật năm 1981 hướng đến các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động độc lập hoặc hợp tác với các doanh nghiệp nội địa. Trung Quốc đặc biệt chú ý đến những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các khu kinh tế trọng điểm (SEZs), cũng như các dự án trọng điểm quốc gia thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng…Những ưu đãi này được kéo dài cho đến khi luật thay thế mới cuối năm 2007.
Trong những năm 1979-1990, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc, thu hút được 40,615 tỷ đôla Mỹ các dự án và thực hiện 20,692 tỷ đôla Mỹ. Đến năm 1990, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm hơn 0,9% GDP của Trung Quốc.
• Giai đoạn 2: Đẩy mạnh đầu tư và phát triển.
Sau khi thực hiện cải cách theo chiều sâu, đồng thời có nhiều ngành mới được thu hút đầu tư, vì thế những điều khoản trong luật đầu tư năm 1981 không thể đạt hiệu quả cao nhất, và đã điều chỉnh luật thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nước ngoài năm 1991.
Sau đây là những ưu đãi thuế những năm 1990.
• Mức thuế thấp.
a) FIEs chỉ còn chịu mức thuế 15% khi rơi vào các trường hợp sau:
i. Hoạt động tham gia đầu tư trong khu vực SEZs hoặc khu vực hướng phát triển kinh tế KHKT cao.
ii. Đầu tư vào những vùng xâu vùng xa thuộc các khu vực đặc cách trên, hoặc tham gia vào các ngành công nghệ cao, hoặc có vốn trên 30 triệu USD, hoặc có kế hoạch hoạt động thu hồi vốn lâu:năng lượng, cơ sở hạ tầng đường xá…
iii. Các ngân hàng nước ngoài hoặc lien doanh nước ngoài có hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực kể trên.
b) FIEs chịu mức thuế 24%
i. Các FIEs có tham gia liên kết hoạt động với các doanh nghiệp thuộc các địa phận, lĩnh vực có đề cập ở trên.
ii. Các FIEs hoạt động ở các khu vực gần bến cảng, các vùng biên giới quốc gia hoặc giữa các tỉnh, các khu vực kinh tế mở.
iii. Các FIES nằm trên các địa phận nhằm phát triển thu hút du lịch theo quy định của chính phủ.
1. Miễn thuế và giảm thuế.
a) Quá trình mới tham gia hoạt động. Dành cho các doanh nghiệp FIEs tính từ năm hoạt động có lãi đầu tiên.
i. Miễn thuế 5 năm, và giảm còn 50% thuế trong 5 năm tiếp theo.
• FIEs hoạt động xây dựng bến cảng, thời gian trên 15 năm.
• FIEs hoạt động vùng Hainan SEZ trên 15 năm, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hoặc chú trọng vào nông nghiệp.
ii. Miễn thuế 2 năm, và giảm còn 50% thuế trong 3 năm tiếp theo.
• FIEs hoạt động trong các khoản mục hướng dẫn đầu tư của chính phủ với số vốn ít nhất 60 triệu đôla Mỹ.
• FIEs mới thành lập hoạt động trên 10 năm vào các ngành năng lượng, truyền hình, vận tải, bảo tồn nguồn nước…
iii. Miễn thuế 2 năm
iv. Miễn thuế cho năm đầu tiên có lợi nhuận, và 2 năm tiếp theo giảm còn 50% thuế
• FIEs hoạt động ngành dịch vụ ở SEZs vốn trên 5 triệu đôla Mỹ và hoạt động trện 10 năm.
b) Ưu đãi về hoạt động công nghiệp.
i. Hướng đến xuất khẩu: FIEs sau khi hết hạn được hưởng miễn giảm thuế theo quy định, nếu xuất khẩu hơn 70%, thì được hưởng ưu đãi thuế giảm 50% tiếp sau đó.
ii. Các khu công nghệ cao hiện đại: sau khi được hưởng các chính sách miễn giảm thuế, còn được nhận ưu đãi thêm 3 năm giảm thuế 50% nếu như các công nghệ này vẫn ở mức hiện đại.
iii. Ngành đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp, giống nuôi hoặc vùng sâu vùng xa: sau khi được hưởng miễn giảm thuế theo quy định, còn được hưởng mức thuế giảm trong vòng 10 năm.
2. Hoàn thuế cho tái đầu tư.
a) Hoàn thuế 40%. Áp dụng cho các đối tượng dùng lợi nhuận gia tăng vốn điều lệ, hoặc mở thêm FIEs nhưng thời gian hoạt động ít hơn 5 năm.
b) Hoàn thuế 100%. Tái đầu tư thành lập những doanh nghiệp mới hướng đến xuất khẩu hoặc công nghệ cao, hoặc các khu vực SEZs.
3. Other tax incentives.
• Giai đoạn 3.Thực thi chính sách thuế công bằng.
Do Trung Quốc thực hiện chính sách thuế ưu đãi khác biệt giữa FIEs và các doanh nghiệp nội địa, nên việc nảy sinh các tình hình cạnh tranh không công bằng là điều khó tránh khỏi. Ví dụ, xét trường hợp doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế 2 năm và giảm 50% thuế 3 năm tiếp theo, nhưng các doanh nghiệp nội địa tính từ năm đầu hoạt động, còn các doanh nghiệp FIEs thì tính từ năm đầu tiên hoạt động có lãi. Chính vì thế, sau khi gia nhập WTO đòi hỏi cần có 1 sự cạnh tranh công bằng, Trung Quốc đã sửa đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp công bằng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FIEs.
Việc Trung Quốc áp dụng chính sách thuế công bằng này không những giúp phát triển cấu trúc đầu tư của Trung Quốc và còn góp phần hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhỏ-lợi nhuận thấp, doanh nghiệp có công nghệ cao, mới.
Mức thuế chung là 25%. Tuy nhiên doanh nghiệp nào nhỏ và lợi nhuận thấp thì hưởng mức thuế 20%, còn các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao thì được hưởng thuế 15% không giới hạn vùng đầu tư.
a) Mức thuế 20% cho các doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận thấp.
Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, sẽ được hưởng mức thuế 20% nếu có mức thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 300,000 CNY, số lượng công nhân từ 100 người trở xuống, hoặc có tài sản cố định từ 30 triệu CNY trở xuống.
Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành khác, sẽ được hưởng mức thuế 20% nếu có mức thu nhập chịu thuế từ 300,000 CNY, 80 công nhân và giá trị tài sản cố định 10 triệu CNY.
b) Mức thuế 15% cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao. Các doanh nghiệp có sở hữu bằng phát minh sáng chế độc lập.
Các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ thuộc các lĩnh vực được chính phủ khuyến khích cần có công nghệ cao.
Có chi tiêu vào R&D vượt qua 1 khoảng mức nhất định so với thu nhập. Cụ thể 6% đối với tổng thu nhập ít hơn 50 triệu RMB, 4% đối với thu nhập từ 50-200 triệu RMB, 3% đối với thu nhập hơn 200 triệu RMB.
Các doanh nghiệp đầu tư vào ngành mạch điện IC được hưởng mức thuế 15% nếu như tổng đầu tư vượt mức 8 tỷ CNY.
Đánh giá những ưu đãi của chính sách thuế mới.
a) Mục tiêu miễn giảm thuế.
Dành cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng có hỗ trợ của chính phủ, hoặc hướng vào bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn nước năng lượng sẽ được miễn thuế 3 năm tính từ năm đầu có lợi nhuận, và 3 năm giảm thuế 50% xét ở mức thuế 25%.
Hàng loạt danh mục đầu tư vào nông nghiệp, nhân giống vật nuôi, đánh bắt sẽ được hưởng miễn thuế.
Thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ cũng được tính vào các khoản mục miễn thuế.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất phần mềm, hoặc các doanh nghiệp đầu tư vào mạch điện IC, thì chính phủ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thuế khác: đối với các công ty sản xuất phần mềm mới thành lập sẽ được miễn thuế 2 năm đi kèm theo đó giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo, tính từ năm đầu tiên có lợi nhuận và tương tự đối với các doanh nghiệp sản xuất IC có chiều ngang nhỏ hơn 0,8µm sẽ được. Đối với các doanh nghiệp IC có thời gian hoạt động trên 15 năm, chiều ngang IC nhỏ hơn 0,25μm có vốn hơn 8 tỷ RMB sẽ được hưởng miễn thuế 5 năm, và 5 năm giảm thuế 50% tính từ năm đầu tiên có lợi nhuận.
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng như thu hút các quỹ đầu tư, thì các thu nhập của quỹ đầu tư và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tạm thời được miễn thuế.
b) Những ưu đãi thuế gián tiếp vào các đầu tư công nghiệp.
Những mức giảm thuế đặc biệt dành cho các doanh nghiệp có chi phí cao về R&D, thuộc các doanh nghiệp công nghệ cao.
Giảm thuế sẽ được thực hiện cho các hoạt động góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài mà theo đánh giá của chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển tăng trưởng kinh tế.
Giảm thuế sẽ được tính trong thu nhập của các sản phẩm được sản xuất từ ngành công nghệ cao, hướng đến bảo vệ môi trường năng lượng.
Đánh giá những thay đổi mới về thuế 2008.
Liệu rằng những thay đổi về mức thuế sẽ tác động xấu đến thu hút FDI ở Trung Quốc? Chúng ta sẽ xét ở 2 khía cạnh như sau:
Khi mức thuế tăng lên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí của các FIEs. Tuy nhiên ngoài những ưu đãi về thuế, thì Trung Quốc còn có rất nhiều lợi thế để thu hút FDI: nguồn nhân công giá rẻ dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi nhiều bến cảng phục vụ xuất khẩu…Vì thế đánh giá rằng các MNCs sẽ không từ bỏ môi trường đầu tư thuận lợi ở Trung Quốc chỉ vì chính sách thuế ưu đãi bị bãi bỏ. Một giám đốc của Nestle nhận xét rằng: đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách ưu đãi thuế không quan trọng bằng môi trường đầu tư thuận lợi của Trung Quốc: ổn định chính trị xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và nhân công giá rẻ.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ cố gắng tổi thiểu hóa thu nhập chịu thuế để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư của mình: sử dụng các kỹ thuật chuyển giá, thay đổi cơ cấu nguồn cung đầu vào cũng như cấu trúc các IP.