Chương 3 TÌNH HÌNH FDI TẠI TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC.
3.1. Các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI ởTrung Quốc.
Theo báo cáo của bộ thương mại Trung Quốc, đến năm 2009 FDI chiếm 30% sản lượng công nghiệp cả nước, 50% thương mại và tạo ra 11% việc làm đô thị cho Trung Quốc. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI và tác động của nó đối với nhà đầu tư nước ngoài MNCs.
3.1.1. Vốn.
Đầu những năm 2000, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Tình hình môi trường đầu tư và thị trường vốn ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các MNCs về việc đầu tư vào Trung Quốc. Một nền kinh tế hưng thịnh, có thị trường vốn rộng mở và môi trường đầu tư tốt đã thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài đầu tư.
3.1.2. Môi trường cạnh tranh.
Trung Quốc trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trên toàn cầu nhờ vào các yếu tố sau: phát triển cơ cấu hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên nhân lực dồi dào, sự phát triển các chuỗi ngành kinh tế. Việc một nền kinh tế có sự phát triển ở những yếu tố này giúp cho việc vận chuyển bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều thuận lợi đạt được khoản lợi nhuận cao. Ở đây việc
chú trọng vào đường xá cao tốc, cầu đường rất quan trọng vì nó sẽ góp phần thúc đẩy giảm chi phí vận chuyển xuống thấp hơn.
Yếu tố tiếp theo góp phần vào yếu tố cạnh tranh là chi phí nhân công giá rẻ, có trình độ cao ở các nước sở tại.
3.1.3. Môi trường quản lý-chính sách.
Mọi quyết định ban hành của chính phủ tác động rất lớn đến mọi quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ nếu như chi phí thành lập doanh nghiệp ở một nước quá cao, gây tốn thời gian cho các nhà đầu tư thì điều này sẽ ảnh hưởng tác động đến lựa chọn đầu tư ở một nơi khác.
Một hình thức quy định khác đó là đối với những doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải có sự kết hợp với doanh nghiệp nhà nước, góp phần tạo nên sự công bằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa. Điều này sẽ tác động xấu đến lựa chọn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước sở tại.
Ngoài ra chính phủ còn có thể đưa ra các quy định về những lĩnh vực sau: quy định về ưu đãi thuế, những khoản hỗ trợ của chính phủ…
Tóm gọn chính sách ban hành của chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư của quốc gia.
3.1.4. Sự ổn định.
Tính ổn định ở đây được thể hiện qua thể chế chính trị, và nền kinh tế. Tính ổn định cao của một quốc gia sẽ góp phần nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào những khoản lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai, giảm thiểu được những rủi ro gặp phải khi đầu tư ở nước ngoài.
Quy mô thị trường nội địa và môi trường kinh doanh.
Xét ở khía cạnh thị trường, Trung Quốc được biết đến là điểm đến tối ưu nhất cho đầu tư nước ngoài khi có lượng dân số đông nhất thế giới, tiềm năng mở rộng thị trường, và đặc biệt tốc độ phát triển nền kinh tế hàng năm của Trung Quốc luôn giữ vững ở tốc độ cao trên thế giới. Ngày nay chính phủ đã chú trọng phát triển ở nhiều lĩnh vực hơn, xét ở chiều ngang lẫn chiều sâu: các ngành công nghệ cao, các
mặt hàng xa xỉ, phát triển ngành công nghệ robot hỗ trợ cho ngành công nghiệp nặng. Tăng trưởng GDP cao hàng năm kết hợp với tỷ lệ FDI gia tăng sẽ tạo ra hiệu ứng domino thành công cùng với nhau. Khi nhiều ngành được mở ra, tỷ lệ tăng trưởng càng gia tăng, tiềm năng càng được mở rộng, thì dĩ nhiên sẽ có rất nhiều nhà đầu tư sẵn long đầu tư vào Trung Quốc.
3.1.5. Chính sách mở cửa, giao thương quốc tế.
Chính sách mở cửa nền kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc thu hút vốn FDI. Nếu một doanh nghiệp đặt trụ sở ở Trung Quốc bị giới hạn hoặc cầm không giao thương với những nền kinh tế lớn trên thế giới, thì sẽ tạo những tác động xấu cho cả các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Các nhà đầu tư cũng đặc biệt chú ý đến những rào cản giao thương như thuế quan, những ký kết thương mại ưu đãi quan trọng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Chính sách định hướng xuất khẩu cũng tác động lớn đến quyết định đầu tư FDI ở TRung Quốc, đặc biệt là các MNCs có thị phần thị trường lớn ở các nền kinh tế bên ngoài.
Tóm lại để tạo nên một môi trường đầu tư hoàn thiện, chính phủ cần đạt được những thỏa thuận thương mại tự do giữa các khu vực ngành và đặc biệt là trên thế giới nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài.