Đặc điểm chung của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội (Trang 31)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 121-TCCQ/UB ngày 22.1.1972 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch: Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

( Ha Noi Civil Construction Company) Trụ sở đóng tại: Số 292 Ngõ Văn Chương - Khâm Thiên - Hà Nội

Tài khoản : 2.111.0000000.636, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội Điện thoại : 048513857 Fax: 8511715

Khi mới thành lập, Công ty thuộc Sở xây dựng Hà Nội, là một đơn vị sản xuất kinh doanh với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi công cộng của thành phố.

Tiền thân của Công ty là do các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ sáp nhập lại, bao gồm: Công ty xây dựng 104, Công trường 106, Công ty xây lắp công nghiệp, Công trường 17 của Công ty sửa chữa nhà cửa, Công trường thanh niên tình nguyện kiến thiết Thủ đô, 1 phân xưởng bê tông của Xí nghiệp Gạch lát Nam Thắng. Lúc mới thành lập, cơ sở vật chất của Công ty còn nhỏ bé, phân tán, già cỗi và lạc hậu. Tổng số CBCNV lúc này có 2.100 người. Vốn liếng của Công ty rất ít, cả Công ty chỉ có 4.350.000 đồng. Đồng thời giai đoạn này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, vốn XDCB bị cắt giảm lớn, Nhà nước chỉ ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của tiền tuyến và một số công trình công cộng có yêu cầu cấp thiết.Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn gian khổ ấy, Uỷ ban hành chính Thành phố cho phép Công ty thành lập Trường đào tạo công nhân xây dựng số 3, xây dựng xưởng mộc Giáp Bát, mở rộng phân xưởng bê tông Vĩnh Tuy, xây dựng trụ sở đội máy thi công, xây dựng trụ sở 4 tầng của Công ty . Đồng thời Công ty còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ, UBND Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội. Đảng uỷ và ban lãnh đạo Công ty đã động viên CBCNV tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm cao, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Tháng 8 năm 1972, mùa mưa lũ, nước sông lên cao, uy hiếp đê sông Hồng, CBCNV Công ty được điều đi chống lụt tại đê Quai Thanh Trì. Trong nhiệm vụ chống lụt đó, CBCNV Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/1972, lực lượng tự vệ, CBCNV Công ty đã lao vào lửa đạn để cứu sập, giải quyết hậu quả ở kho lương thực Vĩnh Tuy, Bệnh viện Bạch Mai, Khu phố Khâm Thiên…

Trong 4 năm đầu, Công ty đã bàn giao được 114 công trình với 99.086 m2 diện tích sàn xây dựng. Cùng thời gian này Công ty được giao xây dựng tới 20 trường học ( Hoàng Hoa Thám, Ngô Quyền, Việt Nam – Cu Ba…), với hơn 600 lớp học và trên 42.000 m2 sử dụng. Công ty còn tham gia xây dựng một số công trình khác như: Cầu Diễn, Bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ, chợ Trương Định, Nhà văn hoá thiếu nhi Hà Nội…

Với những chiến công xuất sắc, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội đã được Hội đồng Nhà Nước tặng thưởng

Huân chương chiến công hạng ba năm 1973.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước giành độc lập trọn vẹn, Hà Nội bước vào giai đoạn xây dựng mới, vốn XDCB được tập trung lớn hơn. Lúc này, Công ty đã xác định được sự tồn tại của mình và vươn lên nhiều mặt, cùng cả nước xây dựng CNXH. Công ty là một đơn vị xây lắp lớn, chủ lực của Thành phố, hàng năm đã nhận một khối lượng công trình gấp rưỡi, gấp đôi so với thời kỳ trước.

Đầu năm 1976, Công ty có 2.765 CBCNV, các năm sau liên tục tiếp nhận từ 200-400 học sinh học nghề ở Trường đào tạo công nhân số 3 của Công ty ra trường. Đầu năm 1977, do yêu cầu phát triển xây dựng, thành phố đã quyết định tách phân xưởng bê tông của Công ty thành lập Xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy, tách Xí nghiệp cửa gỗ dân dụng của Công ty thành Xí nghiệp mộc cửa Giáp Bát, tách đội xây dựng 6 của Công ty sang Xí nghiệp nhà xưởng, tách công trường 1 ở Đông Anh cùng với công trường của Công ty xây lắp Công nghiệp thành Công ty xây dựng Đông Anh trực thuộc Sở Xây dựng. Năm 1981, Công ty xây dựng nhà ở số 4 được sáp nhập vào Công ty. Đến 1984, Công ty đã có 4.048 CBCNV, đây là thời kỳ Công ty có số lượng CBCNV đông nhất.

Sau khi phân xưởng bê tông và Xí nghiệp mộc của Công ty được tách ra, để chủ động cung cấp một số cấu kiện bê tông và cửa gỗ, Công ty lại phải xây dựng ngay một xưởng mộc trực thuộc Công ty.

Thời kỳ này, lực lượng CBCNV được phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng. Trong 10 năm Công ty đã đào tạo được hơn 3.000 học sinh học nghề bậc 2, gần 400 thợ bậc 3, đào tạo bồi dưỡng hơn 200 tổ trưởng sản xuất, nâng cấp, nâng bậc được hàng trăm thợ kỹ thuật bậc 5, bậc 6, đã cử vào các Trường đào tạo tại chức hàng trăm cán bộ trung cấp, kỹ sư nghiệp vụ. Do đó trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của CBCNV đã được nâng cao. Đó chính là nhân tố quan trọng giúp cho Công ty hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công ty đã được Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá là một đơn vị có đội ngũ CBCNV khá đồng đều, một đơn vị làm tốt công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ.

Đến năm 1984 Công ty phấn đấu đạt tỷ lệ 100% công trình có chất lượng tốt, tiêu biểu như công trình bệnh viện Phụ sản 100 giường, Khách sạn Thăng Long, Rạp chiếu bóng Dân Chủ, Tượng đài Lê Nin, Nhà xuất bản Sự thật, Tổng Công ty điện máy…

Với sự năng động và sáng tạo, thời kỳ này Công ty đã được tặng thưởng:

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1978

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1980

-01 huân chương lao động hạng nhì năm 1982

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1983

-01 huân chương lao động hạng ba năm 1985

-01 huân chương lao động hạng nhất năm 1986

Thời kỳ 1987 đến nay là thời kỳ chuyển đổi cơ chế, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thời kỳ đầu chuyển đổi Công ty đã gặp nhiều khó khăn do phải tự tìm công việc và tự cân đối thu chi. Công ty đã chủ động sắp xếp lại sản xuất và

lực lượng lao động, từng bước tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp với cơ chế mới.

Ngày 20 tháng 11 năm 1991, Chính phủ ra Nghị định 388/CP về việc giải thể, thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã được thành lập lại theo Quyết định số 627QĐ/UB ngày 10/02/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Lực lượng lao động của Công ty lúc này chỉ còn 1.500 người, đa phần đã xin đi lao động hợp tác nước ngoài từ trước, một số về nghỉ hưu, mất sức, nghỉ theo chế độ một lần, một số tự ý bỏ việc, cắt quân số…

Với chức năng và nhiệm vụ mới, Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu sự lãnh đạo và quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội.

Từ đầu những năm 1990 nhịp độ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng tăng. Công ty nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và đã mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng mới, đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị. Do đó, Công ty đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng không chỉ về số lượng các công trình mà còn cả về chiều sâu. Công ty đã hoàn thành nhiều công trình cao tầng với chất lượng vật liệu cao cấp, thiết bị hiện đại, kỹ thuật xây dựng tiên tiến. Với Quyết định số 2903/QĐUB ngày 04/01/1996, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định xác định lại nhiệm vụ cho Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội. Theo đó, Công ty đã được chuyển đổi thêm những chức năng mới nhằm đa dạng ngành nghề, mở rộng phạm vi hoạt động. Công ty đã mạnh dạn nhận lập và xây dựng các dự án lớn như Khu đô thị mới Yên Hoà với diện tích gần 40 ha, tích cực tìm kiếm công trình ở các tỉnh ngoài như: Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Nam, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang…

Trong cơ chế thị trường, Công ty đã từng bước đứng vững và có uy tín với khách hàng. Với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV trong Công ty, năm 2002, Công ty là đơn vị xây lắp thứ hai được nhận chứng chỉ ISO 9001-2000

do tổ chức QUACERT và AJA chứng nhận. Năm 2003, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 28/2003/QĐ-UB bổ sung chức năng tư vấn thiết kế công trình cho Công ty. Đến năm 2005, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị được thành lập, Theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã trở thành một thành viên của Tổng công ty nhưng tổ chức hạch toán độc lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm trước đây do sự cạnh tranh ác liệt của của cơ chế thị trường, giá trị sản lượng của Công ty khó vượt qua ngưỡng 50 tỷ đồng/1năm. Đến năm 2003, Công ty đã thực hiện được giá trị sản lượng 168,468 tỷ đồng. Sang năm 2004, giá trị sản lượng đạt được trên 227 tỷ đồng.

Công tác nộp ngân sách đạt 100% theo kế hoạch các năm và năm sau thường cao hơn năm trước. Năm 1987 nộp 16.994.000đồng, năm 2003 nộp 1.549.009.895 đồng, năm 2004 là 3.275.898.634 đồng, năm 2005 là 1.643.874.641 đồng.

Số vốn CSH của Công ty khi UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo Nghị định 388/CP mới chỉ có 2.142.000.000đồng (số 627QĐ/UB ngày 10/02/1993), đến ngày 09/01/1996 vốn CSH của Công ty đã đạt được là 7.044.904.933đồng, cho đến nay số vốn CSH của Công ty đã là trên 70 tỷ đồng.

Công ty đã được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương lao động hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, cùng nhiều cờ thi đua, bằng khen xuất sắc của Bộ Xây dựng, UBND Thành phố, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Qua 34 năm trưởng thành và xây dựng Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới, tạo đà tốt cho những bước phát triển của Công ty trong những năm tới.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Đối với tất cả các doanh nghiệp, muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì bộ máy quản lý phải hợp lý, gọn nhẹ và năng động. Với Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản mang tính chất phức tạp trong kỹ thuật nên bộ máy của Công ty được tổ chức thành các bộ phận chuyên môn hoá cụ thể theo chức năng. Công ty thực hiện chế độ lãnh đạo một thủ trưởng với sự trợ giúp và tư vấn của các bộ phận chức năng.

Có thể khái quát bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ dưới đây:

Khối văn phòng Ban giám đốc Khối trực tiếp SX SX chính SX phụ Xưởng mộc, bê tông Máy thi công Trung tâm tư vấn XNXD số 1,2,3,4,5,6, 7,8,9,10,11 12, XN giao thông số 1,2 Ph òn g kế h oạ ch tổ ng h ợp Ph òn g kỹ th uậ t c hấ t l ượ ng Ph òn g tổ c hứ c tiề n lư ơn g Ph òn g hà nh c hí nh y tế Ph òn g dự á n Ph òn g kế to án tà i v ụ

Sơ đồ 6: Tổ chức bộ máy quản lý

Các phòng ban chức năng thực hiện việc giải quyết xử lý các nhiệm vụ đã được phân công cụ thể như sau:

Ban giám đốc Công ty gồm 4 thành viên:

Giám đốc: Là người điều hành chung, có vai trò kiểm soát và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết sách và chủ trương của Công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách:

- Xây dựng chiến lược phát triển, phương án sản xuất kinh doanh dài hạn (từ 2 đến 3 năm) và kế hoạch ngắn hạn (1 năm), dự báo các thông tin về thị trường và đối tác, các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty.

- Điều hành sản xuất các dự án theo phương án, kế hoạch đã được thông qua tại đại hội công nhân viên chức hàng năm; đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và chính sách đối với người lao động. Là đại diện pháp nhân của Công ty để ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh.

- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ trên cơ sở phương hướng chỉ đạo của Đảng uỷ Công ty; được quyền thành lập và giải thể các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thuộc quyền, chủ tịch hội đồng xét nâng bậc lương, cán bộ nhân viên gián tiếp ký hợp đồng lao động thời hạn trên 3 tháng.

- Phụ trách công tác kế toán tài vụ, cung ứng vật tư, công tác bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc phụ trách kế hoạch, kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám đốc và chịu trách nhiệm các khâu:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất từng quý, tháng; tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được xác định.

- Phụ trách công tác kỹ thuật chất lượng an toàn lao động, chống cháy nổ, phòng chống lụt bão.

- Phụ trách công tác quản lý lao động và thanh toán tiền lương. - Phụ trách công tác quân sự, bảo vệ.

- Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Chủ tịch hội đồng thi nâng bậc lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm các khâu:

- Tiếp cận thị trường, phát triển và điều hành các dự án nội bộ của Công ty; kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà đất.

- Tìm kiếm việc làm, chỉ đạo công tác nhận thầu, đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn.

Phó giám đốc phụ trách mặt bằng dự án: giúp giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm các khâu:

- Theo dõi quản lý mặt bằng tại khu đô thị mới Yên Hoà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phụ trách công tác hành chính y tế, thủ trưởng văn phòng Công ty, phụ trách phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Các phòng ban đơn vị cơ sở bao gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp:

- Tham mưu cho giám đốc Công ty về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển trong từng giai đoạn (ngắn hạn, dài hạn).

- Tham mưu hỗ trợ các đơn vị công tác chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ trình tự xây dựng cơ bản; soạn thảo hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế; làm báo cáo thống kê tháng, quý, năm theo quy định.

- Kiểm tra dự toán thi công các công trình: xác định nhu cầu vật tư, máy thi công và các chi phí khác phục vụ tiến độ thi công công trình theo từng tháng, quý, năm, làm căn cứ phối hợp điều lệ sản xuất, cung ứng vật tư, thanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội (Trang 31)