Diễn biến quá trình điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tự do hoá tài chính - nội dung chủ yếu là tự do hoá dịch vụ tài chính (Trang 34 - 37)

Nhìn lại thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đối của Việt nam đã từng bước đổi mới trong quá trình thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trước năm 1988, Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá cố định theo đĩ tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố, xem đây như là tỷ giá cố định giữa đơla Mỹ và đồng Việt Nam. Các tỷ giá giữa các ngoại tệ khác USD và VND hồn tồn được thả nổi theo nguyên tắc tỷ giá chéo. Bắt đầu từ ngày 20/10/1988 theo quyết định 271/CTHĐBT, tỷ giá hối đối của Việt Nam từng bước được điều chỉnh phù hợp với thị trường, Việt Nam chuyển sang chính sách tỷ giá hối đối cố định cĩ điều chỉnh.

Tháng 8/1991, Trung tâm giao dịch ngoại tệ ra đời làm nền tảng cho việc thực hiện ý tưởng giải quyết vấn đề ngoại tệ theo quan điểm thị trường. Ý tưởng về một tỷ giá cân bằng do cung cầu quyết định đã đưa đến việc thành lập 2 trung tâm giao dịch

ngoại tệ tại TP.HCM và thủ đơ Hà Nội. Trong thực chất, việc mất cân đối lớn về ngoại tệ trong thanh tốn quốc tế buộc các ngân hàng thương mại cĩ nguồn ngoại tệ kinh doanh lớn phải bán ra để gĩp phần cân đối tỷ giá theo chủ đích của Ngân hàng Trung ương. Ngày ấy, các phiên giao dịch được tiến hành hàng tuần vào mỗi chiều thứ hai, sau khi các ngân hàng và doanh nghiệp đăng ký lượng mua và bán ngoại tệ mà thực chất chỉ là đi mua ngoại tệ, nên các phiên giao dịch của trung tâm này chỉ thực hiện việc gán ghép nhu cầu mua với nguồn bán chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh. Lượng giao dịch như thế rất phiến diện và thường rất ít ỏi nhưng tỷ giá đĩng cửa của phiên giao dịch lại được sử dụng cho việc định giá mua bán ngoại tệ cho cả hệ thống ngân hàng. Kết quả lượng giao dịch theo kiểu khớp lệnh đĩ với khối lượng mỗi phiên hàng tuần xấp xỉ một triệu USD là quá nhỏ so với khối lượng giao dịch mua bán ngoại tệ lớn hơn hàng trăm lần giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp và dân cư cho thấy vai trị của các Trung tâm giao dịch ngoại tệ khơng cịn phù hợp nữa. Và về sau, NHNN cũng nhận thấy rằng sự cĩ mặt của các doanh nghiệp trong các phiên giao dịch này là khơng cần thiết mà chỉ cĩ các ngân hàng thương mại mới thực hiện đúng nhất chức năng giao dịch với khách hàng. Ý tưởng về một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời từ đĩ.

Nếu như thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời nhằm mục đích điều hồ vốn đồng tiền Việt Nam giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) thì thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cân đối cung cầu mua bán ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng. Ngày 20/09/1994 NHNN thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và chỉ cĩ các ngân hàng mới được giao dịch trên thị trường này. Cĩ nghĩa là từ bấy giờ khơng cịn sự nhĩm họp hàng tuần nữa. NHNN định ra khung pháp lý tức quy chế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để các ngân hàng thành viên được giao dịch trong phạm vi điều chỉnh của khung pháp lý. Tỷ giá chính thức được cơng bố mỗi ngày và tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ được giao động trong một biên độ qui định là + 0,5% so với tỷ giá chính thức. Tháng 11/1996 biên độ này được điều chỉnh là + 1%. Trong những năm 1994-1995, khi lượng vốn nước ngồi chảy vào Việt Nam khá ồ ạt làm tăng cung ngoại tệ thì hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng rộ lên tương đối nhộn nhịp bởi lúc đĩ một số ngân hàng cĩ nhiều ngoại tệ để bán cho NHNN thu về tiền đồng Việt Nam. Trong khi một số ngân hàng khác cĩ quy mơ hoạt động hạn chế hơn thì cần đến ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh tốn của khách hàng. Nhưng kể

từ năm 1996, tình hình thay đổi rất nhiều trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ, sự thiếu hụt ngoại hối đã bộc lộ ở đỉnh điểm. NHNN liên tục mở rộng biên độ giao dịch. Ngày 27/02/1997, NHNN nâng biên độ từ + 1% lên + 5%. Chưa đầy tám tháng sau, ngày 13/10/1997 biên độ giao dịch lại được mở rộng lên + 10%, đánh dấu một giai đoạn cầu ngoại tệ hết sức căng thẳng. Ngày 16/02/1998, NHNN thơng báo tăng tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD tức là phá giá 5,3%. Trong thời gian này, do tỷ giá chính thức được cơng bố luơn thấp hơn tỷ giá trên thị trường nên tỷ giá trên thị trường luơn luơn chạm trần biên độ. Ngày 7/8/1998, NHNN thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệ xuống + 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức từ 11.800 VND/USD lên 12.998 VND/USD tức phá giá tiếp 10%. Theo đĩ, tỷ giá thị trường liên ngân hàng từ 12.998 VND/USD tăng lên 13.908 VND/USD. Bất chấp những cố gắng của NHNN, cầu ngoại tệ vẫn vượt xa cung, sự thiếu hụt ngoại hối trở nên gay gắt, hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào giai đoạn cực kỳ khĩ khăn buộc Chính phủ phải điều chỉnh chính sách ngoại hối thơng qua việc ban hành một nghị định quan trọng là Nghị định 63/1998/NĐ-Chính phủ ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, trong đĩ qui định tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường cĩ sự điều tiết của Nhà nước. Hàng ngày NHNN cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với đơ la Mỹ trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN quy định biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, qua đĩ để các ngân hàng được phép xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán giữa VND và USD. Thế là chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam chuyển sang cơ chế thả nổi cĩ quản lý, một bước phù hợp theo chiều hướng tự do hố một cách thận trọng sau mười năm chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

Đặc điểm của chính sách tỷ giá trong 14 năm qua là sự vận động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đưa đến định hình một chế độ "tỷ giá hối đối cố định từng thời kỳ" cĩ điều chỉnh theo các sự kiện lớn về tài chính, tiền tệ của khu vực và thế giới. Sở dĩ phải đi theo mơ hình này vì trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hố sang cơ chế thị trường cịn thiếu nhiều thơng số đầu vào cho việc hoạch định chính sách tỷ giá. Chẳng hạn, cán cân thương mại trong cơ chế hàng đổi hàng đã bị biến dạng đi; các khoản nợ nước ngồi cần cơ cấu lại khơng tạo ra các thơng tin đầy đủ

để thị trường cĩ kỳ vọng hợp lý về tỷ giá; chưa cĩ một thị trường nội tệ đúng nghĩa phản ánh mức lãi suất cân bằng giữa sức cầu tín dụng và các dịng vốn cung ứng cho hệ thống ngân hàng nhất là mức cung tiền (money supply); hiện tượng đơla hố vẫn cịn khá phổ biến vv… cĩ thể nhận thấy việc áp dụng chính sách tỷ giá hối đối thả nổi cĩ quản lý hiện nay là một quá trình chuyển hố dần dần với bao nỗi thăng trầm, chứ khơng phải kết quả cĩ được một sớm một chiều, và tỏ ra thích hợp trong xu thế hội nhập tài chính quốc tế. Nhưng một địi hỏi bức thiết hơn đặt ra là phải lựa chọn một chính sách tối ưu về tỷ giá ở Việt Nam, chuyển từ chế độ tỷ giá hiện nay sang chế độ tỷ giá đáp ứng các địi hỏi của nền kinh tế nước ta trong tiến trình tự do hố sắp tới. Chúng tơi xin cố gắng giải đáp câu hỏi này trong phần 3 của luận văn này: các giải pháp đẩy mạnh tự do hố tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Tự do hoá tài chính - nội dung chủ yếu là tự do hoá dịch vụ tài chính (Trang 34 - 37)