Những bài học kinh nghiệm của các nước đối với việt Nam trong quá trình

Một phần của tài liệu Tự do hoá tài chính - nội dung chủ yếu là tự do hoá dịch vụ tài chính (Trang 25)

trình tự do hĩa tài chính.

Dựa trên những phân tích về lợi ích mà rủi ro về việc tự doa hố tài chính, kinh nghiệm mở cửa thị trường của Trung Quốc và Canada và thực tiễn cải cách hệ thống tài chính của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, một số khuyến nghị cĩ thể rút ra là:

Thứ nhất: Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần dần thị trường tài chính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế. Sự thành cơng về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua đã cho thấy rằng, sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng đã mang lại lợi ích đáng kể như tăng cường sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường chuyển giao cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý và tăng thêm tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Kinh nghiệm mở cửa thị trường của Trung Quốc cũng đã cho thấy , do cĩ sự bảo hộ quá lâu thơng qua những điều kiện ngặt nghèo khơng cho phép sự du nhập phổ biến của hoạt động kinh doanh quốc tế, nên cơng cuộc cải cách đã diễn ra trên hai thập kỷ song hệ thống dịch vụ tài chính ở Trung Quốc vẫn kém phát triển với tính cạnh tranh thấp. Đây là một trong những điểm bất lợi đáng kể để khi Trung Quốc gia nhập WTO trong tương lai.

Thứ hai: Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính khơng thể khơng gắn liền với một tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay. Phân tích ở trên đã cho thấy rằng, mặc dù đã cĩ 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta vẫn cịn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả và vẫn mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp.Thực trạng đĩ khơng thể cứ tiếp tục duy trì thơng qua việc bảo hộ bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế, mà cần phải được bảo hộ thơng qua những cải cách triệt để trên cơ sở đĩ tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi tiến hành hội nhập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trên thế giới (cùng với những nguyên nhân khác) là sự yếu kém của chính bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nước thi hành chính sách mở cửa. Do đĩ, đã khơng đối phĩ nổi những trận bão táp tài chính nảy sinh do hiệu ứng của đầu tư quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trường nếu quá đột ngột do khơng cho sự cai cách đáng kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địa trước khi tiến hành mở cửa sẽ

rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, bất lợi và mất khả năng kiểm sốt của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vì vậy, cải cách và loại bỏ dần tính hành chính bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng với kinh tế thị trường trong mơi trường quốc tế được coi là một trong những chiến lược mang lại sự thành cơng khi tham gia hội nhập.

Thứ ba: Cải cách hệ thống dịch vụ tài chính khơng cĩ nghĩa chỉ là những cải cách về mặt cơ cấu tổ chức, năng lực nghề nghiệp, mà phải được tiế hành tồn diện cả về quan điểm và phương pháp điều hành vĩ mơ của tồn bộ hệ thống gắn với những điều kiện quốc tế. Trong đĩ, những cải cách về hệ điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoại tệ và chính sách lãi suất phải được coi là đặc biệt quan trọng vì chúng hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế. Bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới đã cho thấy, việc duy trì một chế độ tỷ giá chính thức quá xa so với tỷ giá thực, việc thả lỏng trong quản lý ngoại tệ và việc quá lạm dụng chính sách lãi suất để tác động vào nền kinh tế một cách cưỡng bức trong một thời gian dài nếu khơng được điều chỉnh để tiến gần hơn với những điều kiện quốc tế sẽ là một bất lợi lớn khi tiến hành mở cửa thị trường và tham gia hội nhập, thậm chí sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng.

Thứ tư: Cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần dần thị trường dịch vụ tài chính cần phải được hỗ trợ đồng thời bằng việc hồn thiện hệ thống luật pháp, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi theo hướng đối xử quốc gia (National Treatment). Trong đĩ, đặc biệt chú ý đến những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền giám sát kiểm tra của chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi nhằm đảm bảo sự khống chế của Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định và sự lành mạnh của thị trường dịch vụ tài chính.Trước mắt cần xố bỏ ngay sự đối xử ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi

Thứ năm: Việt Nam cần tập trung tối đa vị thế của một nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương để được hưởng những ưu đãi hoặc nhượng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ với tư cách thành viên, đặc biệt trong thời gian chuyển đổi (Phase - in Period). Những nhượng bộ và những ưu đãi này sẽ là những điều kiện tốt để cơ

cấu, cải tổ lại và tăng cường tiềm lực cạnh tranh sao cho cĩ thể đứng vững trước sự du nhập của các thế lực cạnh tranh quốc tế khi thị trường được tự do hố hồn tồn. Trong thời gian trước mắt, việc tham gia và thực hiện tốt các hiệp định khu vực như AFTA, APEC nên được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu và coi đĩ là bước đệm - bước đúc rút kinh nghiệm trước khi tiến tới đàm phán gia nhập WTO trong tương lai.

Cuối cùng, khi tiến hành đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, chúng ta cũng khơng nên loại bỏ những hạn chế cần thiết về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngồi (cá nhâm hoặc tổ chức), đồng thời kèm theo những ràng buộc về hình thức đầu tư và nhân sự điều hành hoặc sử dụng lao động để đảm bảo lợi ích chủ quyền quốc gia và duy trì sự kiểm sốt của Nhà nước đối với thị trường tài chính. Việc mở cửa thị trường nên được tiến hành rộng rãi trước hết đối với thị trường bảo hiểm. Đối với lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khốn cần phải cĩ những bước đi hết sức thận trọng, bằng những biện pháp bảo vệ thận trọng để tiến tới việc mở cửa một cách tồn diện khi đủ điều kiện cho phép. Bài học này thậm chí cũng cịn cĩ giá trị đối với các nước phát triển cĩ khả năng cạnh tranh cao như Canada hoặc một số nước thành viên trong khối G7.

Tĩm li: Khu vực dịch vụ tài chính trên thế giới đã thể hiện rõ xu hướng tồn cầu hố trong vịng hai thập kỷ gần đây. Tự do hố tài chính tồn cầu đã mang lại những lợi ích to lớn xét trên cả khía cạnh hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Thật khơng may, trong thời gian trước đây, một số nền kinh tế chuyển đổi theo đuổi chính sách tự do hố tài chính đã lâm vào những cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Nỗi ám ảnh về khả năng xảy ra khủng hoảng đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến các nước thành viên WTO tỏ ra do dự trong việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính. Đây cũng là mối quan tâm chung của các nước chưa phải là thành viên của WTO nhưng đang trong quá trình xin gia nhập vào tổ chức này.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong đa số các trường hợp, lợi ích của tự do hố tài chính, hồn tồn cĩ thể vượt trội những chi phí rủi ro cĩ thể xảy ra trong quá trình cải cách.Khủng hoảng tài chính diễn ra ở một số nước trên thế giới khơng cĩ nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc tự do hố tài chính mà bắt nguồn từ chính những yếu kém tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng, sự thiếu vắnt của một chế độ giám sát cĩ hiệu quả cũng như những sai lầm trong chính sách quản lý tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đối.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2004, nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước khơng mấy thuận lợi. Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng khá tạo thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam, song những biến động khĩ lường về chính trị, giá cả nguyên, nhiên vật liệu (sắt thép, xăng dầu...) cĩ những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Ở trong nước, dịch cúm gia cầm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố, hạn hán, rét đậm kéo dài ở một số tỉnh tác động đẩy giá lương thực, thực phẩm tăng cao; giá cả trong nước và giá nhập khẩu một số mặt hàng nguyên nhiên liệu chủ yếu như sắt thép, phân bĩn, nhựa đều cĩ xu hướng gia tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1995 trở lại đây; hoạt động của nhiều doanh nghiệp Nhà nước cịn yếu kém, tiến trình cổ phần hố cịn chậm, cơng tác triển khai thực hiện vốn đầu tư phát triển vẫn thấp, nhiều cơng trình cịn kéo dài thời gian thi cơng. Mặc dù vậy, trong năm 2004 nền kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng GDP 7,69%, cao hơn mức tăng 7,34% của năm 2003, và tốc độ tăng trưởng GDP quý sau tăng cao hơn quý trước.

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP năm 1995 – 2004

2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng

Năm 2004 là năm chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến 9,5%, vượt xa dự kiến đầu năm. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vịng 8 năm trở lại đây, cao hơn chỉ tiêu 5% Quốc hội đề ra. Trong 10 nhĩm hàng tính chỉ số giá tiêu dùng, giá nhĩm lương thực- thực phẩm cĩ mức tăng cao nhất (15,6%), trong đĩ lương thực tăng 14,3%, thực phẩm tăng 17,1%; tiếp đến là nhĩm dược phẩm y tế với mức tăng 9,1%; nhĩm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,4%; các nhĩm khác đều cĩ mức tăng từ 2,2-5,9% (trừ nhĩm giáo dục giảm 1,8%). Giá lương thực thực phẩm tăng mạnh, đồng thời nhĩm này chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hố tiêu dùng, đây là nhân tố chính làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2004. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cĩ xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2004. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân theo tháng trong Quý 1 là 1,63%/tháng, Quý 2 là 0,73%/tháng, Quý 3 là 0,47%/tháng, Quý 4 là 0,27%/tháng.

Hình 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2004

Nguồn: báo cáo thường niên 2004 - NHNN

2.1.3 Lao động và việc làm

Xét chung, năm 2004 tình trạng việc làm được cải thiện đáng kể tại khu vực thành thị đã giải quyết được việc làm cho 1,55 triệu lao động, bằng 103,3% kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị trong độ tuổi lao động là 5,6%, giảm nhẹ so với mức 5,78% của năm 2003. Tại khu vực nơng thơn quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp và nơng thơn gắn với đơ thị hố, tạo cơ hội tăng việc làm, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên khoảng 79,1% so với mức 77,66% của năm 2003.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt khoảng 8,694 triệu đồng/người/năm, tăng 14,67% so với năm 2003. Những thành tựu về kinh tế tăng trưởng cao ở nhiều khu vực, trong đĩ khu vực cơng nghiệp và thương mại dịch vụ tăng khá, sản xuất nơng nghiệp và nuơi trồng thủy sản tăng cả về sản lượng và giá trị gĩp phần làm thu nhập đầu người tăng cao.

2.1.4 Thu chi ngân sách Nhà nước

Mức thâm hụt ngân sách năm 2004 so với GDP khoảng 4,87%, thấp hơn mức thâm hụt năm 2003 và bằng mức thâm hụt Quốc hội cho phép (5% GDP) do thu ngân sách Nhà nước tăng và chi ngân sách Nhà nước thực hiện đúng dự tốn, cụ thể như sau: Thu ngân sách Nhà nước vượt dự tốn 20,8%, đây là năm thứ 7 liên tiếp thu ngân sách vượt dự tốn (năm 1998 vượt 7,3%; năm 1999 vượt 12,9%; năm 2000 vượt 20,3%, năm 2001 vượt 13,5%, năm 2002 vượt 6,5%, năm 2003 vượt 7,1%).

Thu ngân sách Nhà nước tăng khá một mặt do kinh tế tăng trưởng khá và giá dầu tăng 51,8% so với dự tốn. Thu từ dầu thơ vượt 81,0% so với dự tốn. Mặt khác các chính sách thuế mới ngày càng được hồn thiện trong năm 2003 và năm 2004 đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nên các nguồn thu khác đều tăng cao. Thu từ doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thơ) tăng 20,5%, thu thuế cơng thương nghiệp và dịch vụ ngồi quốc doanh tăng 11,1%, thu thuế thu nhập đối với người cĩ thu nhập cao tăng 8,2%, các khoản thu về nhà đất tăng 163,7%, thu thuế sử dụng đất nơng nghiệp tăng 113,8%, riêng thu từ doanh nghiệp Nhà nước giảm 3,2%. Thu ngân sách Nhà nước tăng trưởng cao đã tạo nguồn gĩp phần tăng thêm nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo.

Chi ngân sách Nhà nước vượt 23,4% so với dự tốn (năm 2003 vượt 6,1% so với dự tốn); cơ cấu chi ngân sách Nhà nước được thay đổi tích cực hơn, đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế, trả nợ trong và ngồi nước, bổ sung dự phịng quỹ dự trữ tài chính. Nhờ tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, trong năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã tăng nguồn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế. Bội chi ngân sách Nhà nước được bù đắp từ nguồn vay trong nước và vay nước ngồi. Nguồn bù đắp trong nước chủ yếu từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ.

2.1.5 Tiết kiệm và đầu tư

Năm 2004 cùng với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiêu dùng cuối cùng cũng tăng mạnh (tính theo giá so sánh năm 1994, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,33%, trong đĩ tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ tăng 7,77%, tiêu dùng của khu vực tư nhân tăng 6,19%). Tổng đầu tư tồn xã hội cũng tăng 9,61% so với năm 2003 (tính theo giá so sánh năm 1994) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nếu tính theo giá hiện hành, tiết kiệm trong nước được cải thiện từ mức 26,6% GDP năm 2003 lên mức 27,5% GDP năm 2004. Tổng đầu tư tăng từ mức 35,4% GDP năm 2003 lên mức 36,2% GDP năm 2004.

Như vậy, tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP được cải thiện nhưng tổng đầu tư tồn xã hội so với GDP cũng tăng lên. Việt Nam tiếp tục cĩ thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, phản ánh thực tế là cán cân vãng lai tiếp tục thâm hụt, nhưng mức thâm hụt đã được thu hẹp từ mức 1.931 triệu USD trong năm 2003, xuống cịn 925 triệu USD của năm 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán cân thanh tốn quốc tế năm 2004

Một phần của tài liệu Tự do hoá tài chính - nội dung chủ yếu là tự do hoá dịch vụ tài chính (Trang 25)