Tổng nguồn vốn tăng 10% 12% so với năm 2005

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 51)

- Tổng dư nợ đạt tăng 10% đến 12% so với năm 2005.

- Phấn đấu có đủ Quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo thông báo và quy định của NHNo Việt Nam. quy định của NHNo Việt Nam.

- Triển khai nghiêm túc có hiệu quả các loại hình dịch vụ, thu dịch vụ đạt từ 12% đến 15%. đạt từ 12% đến 15%.

- Trích và xử lý rủi ro số nợ còn tồn đọng đúng quy định của ngành, hạn chế tới mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh mới. Kiên quyết thu hồi các khoản chế tới mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh mới. Kiên quyết thu hồi các khoản nợ đến hạn cả gốc và lãi, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của các thành phần kinh tế, đặc biệt nợ của các đối tượng vay tiêu dùng.

- Tiếp tục thực hiện đại hoá Ngân hàng để có điều kiện phát triển, cạnh tranh và chuẩn bị cho hội nhập. tranh và chuẩn bị cho hội nhập.

- Mục tiêu huy động vốn

Đến hết năm 2007 NHNo&PTNT Hà Nội huy động đạt tăng 10% đến 15% so với năm 2006.

Bảng 11: Kế hoạch huy động vốn năm 2007

Đơn vị: tỷ đồng Nguồn vốn Thực hiện 2006 Kế hoạch 2007 Tăng trưởng

Số tuyệt đối Số tương đối (%)

1 2 3 4 = 3 - 2 5 = 4/2*100

I. Nội tệ 11.496 12970 1474 12,8

1. Tiền gửi của khách hàng 5704 7594 1890 33

- TG không kỳ hạn 1.129 1.219 ( 90 ) ( 8 )

- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 895 1125 230 25.7

- TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 3680 5250 570 12

2. NV – UTĐT tại địa phương 1 1 - -

3. TG của các TCTD 1542 1530 ( 12) ( 0,8 ) 4. Nguồn vốn khác 4249 3845 (404) (9,5) II. Ngoại tệ 1.691 1930 239 14 - TG không kỳ hạn 99 125 26 26,2 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 178 200 22 12,3 - TG có kỳ hạn từ12 tháng trở lên 734 795 61 8,3 - TG ngoại tệ khác 680 810 130 19,1 Tổng cộng 13.187 14.900 1.713 13

b. Định hướng:

Năm 2007 NHNo Hà Nội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản theo thông báo kế hoạch kinh doanh năm 2006 của NHNo&PTNT Việt Nam và định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội đề ra đó là:

Một là: Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy

động từ dân cư, các TCKT và TCXH khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.

Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế

làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro..

Ba là: tập trung triển khai các loại hình dich vụ, sản phẩm ịc vụ toàn

diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường.

Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có chất lượng cao công tác quảng

cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.

- Định hướng huy động vốn năm 2007:

Năm 2007 nguồn vốn đạt 14.900 tỷ VND, trong đó tiền gửi nội tệ là 12.970 tỷ chiếm 87% tổng nguồn vốn; tiền gửi ngoại tệ chiếm 1930 tỷ chiếm 13% tổng nguồn vốn.

Kết cấu nguồn nội tệ:

- Tiền gửi không kỳ hạn là 1.219 tỷ, giảm 90 tỷ so với năm 2006..

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.125 tỷ tăng 230 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5.250 tỷ tăng 570 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi của các TCTD là 1.530 tỷ giảm 12 tỷ so với năm 2006. - Tiền gửi khác là 3.845 tỷ giảm 404 tỷ so với năm 2006.

Kết cấu nguồn ngoại tệ:

- Tiền gửi không kỳ hạn là 125 tỷ tăng 26 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 200 tỷ tăng 22 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 795 tỷ tăng 61 tỷ so với năm 2006.

- Tiền gửi ngoại tệ khác là 810 tỷ tăng 130 ty so với năm 2006

II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI. NỘI.

1. Kiến nghị ở tầm vi mô

a Mở rộng màng lưới kinh doanh.

Đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, giải pháp này phải thực sự được coi là giải trọng tâm, cấp bách hàng đầu. Thực tế khi mở rộng màng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội đạt được những kết quả. Do đó, trong những năm tiếp theo, để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được khách hàng mới, ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch mở rộng màng lưới kinh doanh. Để làm tốt được vấn đề này cần phải có sự tìm hiểu kỹ, xác định chính xác nhu cầu vốn

Trong năm tới thành lập thêm từ 2 đến 4 phòng giao dịch tại các khu dân cư tập trung nhất nhất là các khu chung cư và khu đô thị mới, đồng thời nâng cấp từ 1-2 Phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả lên Ngân hàng cấp 2. Đồng thời mở rộng thêm chức năng của các Phòng giao dịch cho vay ngắn hạn thế chấp bằng các giấy tờ có giá (từ 15 đến 20 phòng giao dịch triển khai thực hiện), thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ và làm các đại lý cho các tổ choc và cá nhân khác. Đặc biệt tập trung nâng cấp toàn diện, thay đổi địa điểm một số chi nhánh, Phòng giao dịch thuận tiện và khang

trang hơn đáp ứng tốt hơn công tác phục vụ khách hàng trong giao dich và vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội. Đây là vấn đề tối cấp thiết đối với ngân hàng khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Vì thế ban lãnh đạo ngân hàng cần đề ra kế hoạch cụ thể về việc phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm có thể thu hút được tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tạo được thuận lợi trong cạnh tranh huy động vốn với các NHTM khác trên địa bàn nhờ tiếp cận tôt hơn với những nguồn vốn này.

b. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng. - Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu.

Trong số tất cả các nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc. Đối với NHTM việc tìm giải pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi, hoặc được đảm bảo an toàn, hay nhận được sự thuận lợi trong thanh toán, giao dịch. Do đó cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động thu hút tiền gửi từ dân cư như trả lãi trước, trả lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD… áp dụng nhiều kỳ hạn gửi tiền để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng. Vì vậy các phòng ban cần đề ra những kế hoạch cụ thể nhằm thu hút được nguồn vốn như các hình thức huy động vốn thích hợp, những hình thức khuyến mại thích hợp như những lợi ích thu được từ việc gửi tiết kiệm, chuyển tiền…

Phát triển mạnh dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ để thu hút tiền gửi cá nhân, tập trung vào khối các trường đại học, các cơ quan, xí nghiệp… Mặt khác chủ động triển khai làm tốt dịch vụ chuyển tiền của khách hàng, nhất là chuyển tiền cho sinh viên. Đây là loại hình dich vụ mới và có tốc độ phát triển nhanh chóng bởi những lợi ích của nó mang lại, và doanh thu từ loại hình dịch vụ này ngày càng tăng lên. Do đó, tổ tiếp vụ thẻ cần xác định được nhu

cầu về thẻ và vó những kế hoạch cụ thể đẻ phát triển loại hình dịch vụ này, đồng thời tham mưu cho giám đốc chi nhánh pháp triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế.

Mục tiêu lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng những tiện ích trong thanh toán. Đối với ngân hàng, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động và tính ổn dịnh thấp nhất. Do vậy, ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư ngân hàng cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả cao của nguồn vốn này. Theo định hướng của NHNo Hà Nội đặt ra cho năm 2007 thì ngân hàng cần phải triển khai thực hiện những giải pháp sau:

- Tiếp tục duy trì phong cách và phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm ổn định khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới mà tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, các chi nhánh điện nội thành, các dự án kinh tế. Để làm tốt được công việc này, ngân hàng cần tạo được mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, tạo đựoc niềm tin đối với các doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch ở ngân hàng.

- Tiếp tục mở rộng diện thu tiền mặt đối với các doanh nghiệp, các cửa hàng xăng dầu, các đại lý bán hàng đóng trên địa bàn, các điểm vui chơi giải chí tại các công viên, trung tâm thương mại siêu thị. Cần có một kế hoạch cụ thể để tiếp cận với bộ phận này nhằm thu hút thêm những khách hàng mới, phòng tiếp thị cũng như các phòng ban khác lên những kế hoạch cụ thể để tiếp cận với nguồn vốn mới. Thông thương tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của một NHTM, chính vì vậy ngân hàng cần sớm có nhiều biên pháp khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tới mở tài khoản, tạo điều kiện về thời gian và thủ tục, có thể ưu tiên cho vay vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp có số dư tài khoản lớn thường xuyên tại ngân hàng, cung ứng cho họ các dịch vụ thuận tiện như chi trả lương cho cán bộ qua ngân hàng.

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

Năm 2007, NHNo Hà Nội tiếp tục phục vụ các nhu cầu của Kho bạc tốt hơn nữa nhằm tạo lòng tin và thu hút thêm các Chi nhánh Kho bạc Quận khác, đồng thời giữ tốt mối quan hệ với Kho bạc để có số dư tiền gửi 3700 đến 4000 tỷ đồng, chiếm 22% đến 25% nguồn vốn kinh doanh.

- Tiền gửi của các tổ chức khác.

NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, một địa bàn có tính cạnh tranh cao, tập trung rất nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức đoàn thể, do vậy để thu hút vốn đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay, tuy số dư còn nhỏ, năm 2007 NHNo Hà Nội sẽ tiếp cận thêm các trường Đại học có nguồn thu lớn nhất là các trường đại học dân lập, các cơ quan bảo hiểm, để nâng nguồn vốn này lên.

- Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng.

Trong tất cả nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn tiền gửi của các Tổ chức tín dụng rất không ổn định và lãi suất cao. Vì vậy, nếu nguồn này huy động nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2007 NHNo Hà Nội giữ nguồn vốn này ở mức 8% đến 10% tổng nguồn vốn (Đây là nguồn vốn không ỳ hạn của NHCS XH hoặc theo chỉ đạo của Trung ương để xử lý nguồn tiền gửi của các TCTD cho phù hợp và có hiệu quả đảm bảo thực hiện kế hoach kinh doanh năm 2007 TW giao).

- Các loại hình dịch vụ khác.

Xu thế cạnh tranh hiện đại là xu thế cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Dịch vụ chính là sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng quan tâm nhiều hơn đến loại hình này. Thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh nói chung. Trong năm 200, thiết nghĩ NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành những công

việc sau:

Tiếp tục làm tốt và mở rộng diện thu - chi tiền mặt miễn phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thu- chi tiền mặt hàng ngày.

Nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn. NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng dịch vụ này thông qua việc phân loại khách hàng. Nếu khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian huy động sao cho vùa đáp ứng dược nhu cầu rút tiền vừa giúp khách hàng có thu nhập cao nhất. Nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giúp khách hàng xây dựng dự án, lựa chọn sản xuất sản phẩm, các án kỹ thuật... với lãi suất tiền vay có lợi nhất.

c. Về công tác tổ chức, đào tạo cán bộ.

Ngân hàng cần đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ. Trên cơ sở đó bố trí đúng người đúng việc, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ. Công tác quản trị điều hành cần được coi là khâu then chốt trong thành công của mọi hoạt động. Vì vậy cần bảo đảm quảm trị điều hành năng động, nhanh nhạy, kiên quyết trên cơ sở bám sát chiến lược của ngành.

Bên cạnh đó cần đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Nếu đào tạo đúng hướng sẽ mang lại lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp ngân hàng. Đó là tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ cầu thị làm tăng văn hoá doanh nghiệp , từ đấy tạo được thiện cảm trong khách hàng và lợi ích vô hình: cải thiện thói quen làm việc; cải thiện thái độ và hành vi giao dịch tạo ra môi trường làm việc tốt hơn; tạo điều kiện cho nhân viên phát triển khả năng; nâng cao hình ảnh vị thế của ngân hàng trên thương trường. Đặc biệt nếu đào tạo tốt còn rút ngắn hoảng cách học hỏi, thời gian tích luỹ kinh nghiệm của các nhân viên mới tuyển, mới thay đổi vị trí công tác. Đồng thời đào tạo mang lại cho người lao động những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, làm tăng lòng tự hào bản thân; có cơ hội thăng tiến; có thái độ tích cực hơn đối với công việc…Ngoài những lợi ích không thể phủ nhận trên, công tác đào tạo phải đối mặt với những vấn đề quan trọng sau: chi

phí đào tạo; nhân viên có thể thay đổi chỗ làm vì họ đã được trang bị những kỹ năng, kinh nghiêm thực tế thông qua đào tạo; đào tạo không đạt được mục đích, chất lượng đào tạo không cao; bản thân người lao động chỉ thoã mãn đươc yêu cầu về bằng cấp. Vì vậy muốn đào tạo mang lại hiệu quả phòng TCCB và ĐT cùng các phòng ban liên quan cần phải:

- Đánh giá lại nhu cầu đào tạo. Đào tạo có hiệu quả trước hết phải phải xác định được lợi ích đào tạo xuất phát từ nhu cầu đào tạo cua đối tượng đào tạo bởi phần lớn đối tượng đào tạo là những người đã trưởng thành và tiếp thu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w