Huy động vốn bằng tiền gửi của khách hàng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 38 - 39)

I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

1.Huy động vốn bằng tiền gửi của khách hàng

Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng tăng. Đời sống tăng cũng đồng nghĩa với thu nhập tăng và đây chính là gốc rễ của tiết kiệm hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm đáp ứng được nguyện vọng này đồng thời mang lại cho người dân lợi ích hưởng lãi nên từ khi xuất hiện đến nay, hình thức này đã trở nên quen thuộc đối với quần chúng nhân dân và đối với nước ta nó ngày càng có xu hướng tăng. Sự biến động của nguồn tiền này phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tâm lý thói quen. Song đặc tính của nguồn này là tính kỳ hạn, ổn định do đó đây là nguồn đòi hỏi chi phí huy động khá cao. Điều này buộc ngân hàng phải căn cứ vào tình hình sử dụng vốn mà có các biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm với các chính sách huy động và thời hạn huy động khác nhau. NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng huy động tối đa nguồn tiền này.

Bảng 7 : Cơ cấu tiền gửi của khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Số tiền % Số tiền %

1. Tiên gửi bằng VNĐ 6.201 86,5 5.705 84.9

- Không kỳ hạn 1.220 1.129

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.113 896

- Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1.868 3.680

2. Tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng

966 13,5 1.013 15.1

- Không kỳ hạn 202 99

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng 221 179

- Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 543 735

(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ)

Qua báng số liệu này ta thấy đây là nguồn huy động vốn rất quan trọng đôi với ngân hàng. Năm 2006 nguồn vốn huy động từ hình thức này đạt 6.718 tỷ chiếm 51% tổng nguồn vốn huy động được, giảm 449 tỷ là do một phần ngân hàng bàn giao các chi nhánh về ngân hàng trung ương và một phần do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt gữa các NHTM trên địa bàn. Chiếm tỷ trọng cao trong hình thức này là nguồn vốn huy động bằng VND, trong 2 năm 2005 và 2006 đều chiếm khoảng 85% tổng vốn huy động được từ dân cư. Trong đó thì tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng mạnh, đây là điều đáng mừng vì nguồn vốn này ổn định và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó cũng thể hiện được chiến lược của ngân hàng là ưu tiên huy động những nguồn vốn lớn và có thời gian dài.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 38 - 39)