THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTT Ở PHÙ NINH 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘ
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý: Phù ninh là một huyện miền núi được tái lập tháng 9/1999, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú thọ, có toạ độ từ 21015' - 21033' độ vĩ Bắc, 105013' - 105024' độ kinh Đông. Có vị trí địa lý hành chính như sau:
* Phía Bắc giáp với huyện Đoan Hùng. * Phía Nam giáp với thành phố Việt Trì. * Phía Tây giáp với thị xã Phú Thọ.
* Phía Đông là sông Lô giáp với huyện Lập Thạch_ tỉnh Vĩnh Phúc.
Trung tâm huyện lỵ Phù Ninh là thị trấn Phong Châu, trên địa bàn huyện có công ty Giấy Bãi Bằng, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, một phân xưởng của công ty Z121, có cụm làng nghề Đồng Lạng Phù Ninh, cụm tiểu thủ công nghiệp Rừng xanh thuộc thị trấn Phong Châu, có 1 bến cảng An Đạo, có 1 tuyến đường sắt chuyên dùng của công ty Giấy Bãi Bằng…
Huyện Phù Ninh được chia thành 20 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn, còn lại là 19 xã: 1. LIÊN HOA 11. BÌNH BỘ 2. PHÚ MỸ 12. TỬ ĐÀ 3. TRẠM THẢN 13. VĨNH PHÚ 4. TIÊN PHÚ 14. HÙNG LÔ
5. TRUNG GIÁP 15. KIM ĐỨC
6. BẢO THANH 16. PHÚ LỘC
7. TRỊ QUẬN 17. PHÚ NHAM
8. HẠ GIÁP 18. PHÙ NINH
9. TIEN DU 19. GIA THANH
10. AN ĐẠO 20. TT.PHONG CHÂU
- Địa hình: Huyện Phù ninh trải dài theo dòng sông Lô về phía Đông bắc, địa hình của huyện khá đa dạng, có địa hình dốc, bậc thang, lòng chảo, tạo cho huyện có hệ thống núi thấp, đồi bát úp, có vùng bán địa, hình thành những sườn đồi, ruộng bậc thang, có vùng đồng bằng và hồ đầm.
Địa hình huyện nhà được chia thành 6 cấp độ dốc:
+ Cấp I (dưới 30), diện tích 6.559,17ha, chiếm 39,22% tổng diện tích. + Cấp II (từ 3 - 80), diện tích 1.072,01ha, chiếm 6,41% tổng diện tích. + Cấp III (từ 8 - 150), diện tích 3.846,17ha, chiếm 23% tổng diện tích.
+ Cấp IV (từ15 - 20), diện tích 4.348,25ha, chiếm 26% tổng diện tích. + Cấp V (từ 20 - 250), diện tích 667,29ha, chiếm 3,99% tổng diện tích. + Cấp VI (trên 250), diện tích 230,79ha, chiếm 1,38% tổng diện tích.
Từ những phân tích trên cho thấy địa hình huyện nhà rất phong phú đa đạng, độ cao trung bình không lớn lắm (không quá 50 - 60 m). Địa hình thuận lợi cho việc sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuận lợi cho việc bố trí quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi…