Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ
3.2.2. Những giải pháp cụ thể cho từng MH KTTT
Bên cạnh những giải pháp mang tính rộng lớn và mang tầm vĩ mô như đã nêu ở trên, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng nguồn nội lực tại từng trang trại cũng rất cần thiết để giúp cho các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Dựa vào thực trạng MH và kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng MH KTTT như sau:
3.2.2.1. Với MH1:
Có thể nói hiện nay, diện tích chuyển đổi cây hàng năm có giá trị kinh tế thấp sang cây ăn quả tăng rất nhanh. Hiện tại vấn đề tiêu thụ hoa quả của các trang trại trên địa bàn huyện chưa phải là vấn đề đáng lo ngại vì sản phẩm thu được chưa lớn lại gần thị trường TP Việt trì, Vĩnh phúc, Hà nội. Nhưng trong vài năm tới, sản lượng thu hoạch sẽ tương đối lớn, để tránh tình trạng giá cả xuống thấp trong thời vụ làm thiệt hại cho người nông dân thì huyện cần phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2.2. Với MH2:
Cần được sản xuất xa dân cư, tránh ô nhiễm môi trường hoặc khuyến khích các trang trại xây dựng hầm Biogas vừa xử lý được chất thải, vửa sử dụng khí gas, giảm chi phí cho trang trại.
xây dựng ở khu vực xa khu dân cư, có biện pháp phòng chống, bảo đảm tốt nhất. Cần có những biện pháp phục hồi và phát triển đàn gia cầm sau dịch cúm. Cần có chính sách hỗ trợ tích cực đối với cán bộ chăn nuôi gia cầm, các cơ sở chăn nuôi bị tiêu huỷ do dịch cúm như: khoanh nợ, hỗ trợ về giống, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh… Mặt khác, củng cố tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thú y cơ sở, tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ… nâng cao nhận thức của người dân về công tác thú y theo Pháp lệnh thú y.
* Đối với trang trại chăn nuôi lợn: Các trang trại trên địa bàn huyện đang sử dụng lợn 1/2 máu ngoại. Đảm bảo cho chất lượng thịt cao, đạt hiệu quả lớn. Trong những năm tới, tăng cường phát triển chăn nuôi, đặc biệt là gia súc phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt, phát triển nông nghiệp cân đối và bền vững.
3.2.2.3. Với MH3:
Tiềm năng chăn nuôi cá ở huyện Phù ninh còn rất lớn. Cần có quy hoạch và tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản xuất. Cần tập trung phát triển theo mô hình VAC khép kín để tận dụng tối đa các điều kiện sản xuất. Đây cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện quy hoạch tổng thể sản xuất trên địa bàn huyện.
3.2.2.4. Với MH4:
Đây là MH trang trại hoạt động khá hiệu quả trong huyện. Vì có quy mô diện tích lớn, lại đa dạng cả về cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi được biết các trang trại chưa có quy hoạch cụ thể, hợp lý mà chỉ dừng lại ở mức thiết kế. Vì vậy, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, nhiều khâu thiếu chọn lọc, thiếu trọng tâm.
MH4 là MH tương đối ổn định, có tính bền vững cao, vì vậy cần sử dụng một cách hợp lý cả về đất đai, lao động, vốn… đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp một cách hợp lý giữa trồng trọt với chăn nuôi, sản xuất với chế biến tổng hợp, có thể nói hình thức hoạt động này chính là xu hướng phát triển của KTTT của huyện Phù ninh trong tương lai.