Thông tin chung của các trang trại điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 46)

(Nguån: Phßng Thèng kª UBND huyÖn Phï Ninh)

2.3.1.2. Thông tin chung của các trang trại điều tra

- Phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại

Với mục đích tìm ra mô hình sản xuất có hiệu quả nhất, phù hợp nhất với tình hình kinh tế của huyện, tôi tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá theo hình thức phân loại này.

BẢNG 2.6:Phương hướng sản xuất kinh doanh của các MH KTTT

Mô hình Số lượng Cơ cấu (%)

1. MH1 5 33,34

2. MH2 6 40

3. MH3 2 13,33

4. MH4 2 13,33

Qua bảng 2.6, số lượng trang trại mô hình 2 lớn nhất với 6 trang trại chiếm 40% tổng số trang trại điều tra. Các trang trại này chủ yếu là chăn nuôi lợn, ngoài ra còn chăn nuôi gia cầm, mô hình này cần có nguồn vốn đầu tư lớn và có kỹ thuật tốt.

Mô hình 1, với 5 trang trại chiếm 33,34% tổng số trang trại điều tra. Số trang trại chủ yếu trồng các loại cây có giá trị cao như: vải, nhãn, xoài…

Mô hình 3, là mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản, với số trang trại điều tra là 2 trang trại, ở trang trại này chủ yếu là chăn thả cá trắm, trôi, mè…

Mô hình 4 là mô hình trang trại tổng hợp với số lượng là 2 trang trại, mô hình này phát triển sản xuất đa dạng vừa kết hợp chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản.

Tóm lại, các trang trại ở huyện Phù ninh đã phát triển nhanh, phản ánh đúng tình hình phát triển sản xuất của huyện, chuyển nền sản xuất tự túc tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

- Lao động

Lao động là nguồn nhân lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và của trang trại nói riêng, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Các chủ trang trại thường chọn những người có sức khoẻ, chịu khó, không có thói xấu, có kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Nếu biết quản lý và sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại.

Qua bảng 2.7, ta thấy số lao động làm việc trong các trang trại là khá cao, bình quân là 4,47 lao động / trang trại. Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, lao động đa số phải làm việc trực tiếp bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, liềm… trong các việc như: dãy cỏ, phun thuốc, thu hoạch… Bình quân các trang trại có 4,91 người / hộ, cao hơn mức bình quân chung của toàn huyện là 4,19 người / hộ (2006).

Qua bảng 2.7, số lao động cao nhất thuộc về MH4 với 5,25 lao động / trang trại, trong đó lao động gia đình là 2 lao động, lao động thuê thường xuyên là 3 lao động và 0,25 lao động thuê thời vụ (quy đổi). Bởi đây là trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp với khối lượng công việc, diện tích khá lớn đòi hỏi cần nhiều nhân công, mà đặc biệt đến mùa thu hoạch là rất lớn. Công việc ở đây khá vất vả với nhiều loại cây trồng vật nuôi… Tiền công đối với người lao động thường xuyên được chủ trang trại trả với 2 mức đó là 350.000đồng / tháng (nuôi ăn) và 650.000đồng / tháng (không ăn). Công việc mà các lao động thuê thời vụ thường làm là khi chủ trang trang trại thu hoạch hoa quả, hái chè, phát cây… và tiền công được trả bình quân là 30.000đồng / ngày công.

Mô hình 3 có tổng số lao động tham gia sản xuất là 4,2 lao động / trang trại, ở loại hình này, lao động chủ yếu là lao động gia đình đảm nhiệm, tính bình quân là 3 lao động / trang trại, lao động thuê thường xuyên với 1lao động, thuê thời vụ (quy đổi) là 2 lao động. Mô hình này là chuyên về thuỷ sản là thả cá nên chăm sóc không cần nhiều người, chỉ bận rộn nhất là khi thả và thu hoạch nên mới cần thuê. Đối với lao động thường xuyên được trả bình quân là 630.000đồng / tháng.

Mô hình 2 với tổng lao động tham gia sản xuất là 4,57 lao động / trang trại, trong đó lao động gia đình là 2,33 lao động, lao động thuê thường xuyên là 2,17 lao động và lao động thời vụ (quy đổi) với số lượng ít nhất là 0,067 lao động. Với mô hình chăn nuôi, khi thu hoạch thì cũng không quá bận rộn nên tỷ lệ thuê lao động ngoài là không cao. Đối với lao động thuê thường xuyên thì trang trại thuê 1 người đã học qua trung cấp chăn nuôi để đảm bảo chăm sóc, vì đây là những người có kiến thức, chuyên môn. Tiền công chủ trang trại trả là 650.000đồng / tháng / lao động.

Mô hình 1 có tổng số lao động là 4,14 lao động / trang trại. Trong đó, lao động gia đình với 1,8 lao động / trang trại, lao động thuê là 2,34 lao động / trang trại, số lượng lao động thuê thời vụ (quy đổi) là cao nhất với 0,34 lao động / trang trại, lao động thuê thường xuyên với 2 lao động. Mô hình này vào thời gian thu hoạch là lúc cần đến nhiều lao động nhất vì sản xuất cây ăn quả cần thu hoạch nhanh, đúng vụ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm cấp của sản phẩm.

Các trang trại khi có khối lượng công việc lớn, lao động gia đình không đảm đương hết nhiệm vụ thì các chủ trang trại đều phải thuê mướn thêm lao động vào lúc đó và luôn có lao động thường xuyên từ 1 - 5 lao động. Mặc dù là một chỉ tiêu đánh giá trực tiếp công việc của trang trại, nhưng qua điều tra được các chủ trang trại cho biết vấn đề lao động không phải là vấn đề cấp thiết của họ, một mặt do quy mô sản xuất chưa đủ lớn mặt khác do lao động nông thôn hiện nay đang dư thừa cho nên việc thuê thêm lao động đối với các chủ trang trại không phải là điều khó khăn.

Nguồn diện tích đất được sử dụng là một tư liệu đặc biệt và là yếu tố hàng đầu đối với nhu cầu của một tran trại, sự hình thành và phát triển của KTTT đồng nghĩa với quá trình tích tụ và tập trung đất đai. Tuy nhiên, quy mô đất đai lại tuỳ thuộc vào từng loại hình trang trại mà có diện tích đất và sử dụng đất khác nhau.

Qua bảng 2.8, đối với mô hình 1 có diện tích trung bình là 4,75ha / trang trại thì đây là trang trại trồng cây ăn quả là chính như vải, xoài, hồng, bưởi… vì vậy nên diện tích dùng cho cây lâu năm chiếm lớn nhất là 4,56ha (chiếm 98,28%), còn lại 0,08 ha (chiếm 1,72%) dùng chủ yếu để trồng các loại cây ngắn ngày như đu đủ, chuối…

Mô hình 2 là loại hình có ngành sản xuất chính là chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, bên cạnh đó còn chăn nuôi gà, vịt,ngan. Mô hình này có quy mô diện tích đất nhỏ nhất trong các mô hình trang trại ở Phù ninh. Với mô hình này không cần diện tích quá lớn, tính bình quân thì diện tích của loại hình này là 0,73 ha / trang trại. Trong đó, dùng cho chăn nuôi là 0,62ha / trang trại, ngoài ra 0,04ha trồng rau và một số hoa màu khác, còn lại 0,06ha trồng cây lâu năm.

Mô hình 3 là mô hình chuyên về nuôi trồng thuỷ sản, quy mô diện tích trung bình là 3,602ha / trang trại, trong đó diện tich dùng cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 3,48ha / trang trại còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm là 0,11ha (chiếm 3,05%).

Mô hình 4 là mô hình trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp bao gồm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả. Với tổng diện tích bình quân là 4,77ha / trang trại thì đây là mô hình có diện tích bình quân lớn nhất trong các mô hình trang trại mà tôi nghiên

81,76% tổng diện tích), diện tích chăn nuôi là 0,24ha / trang trại (chiếm 5,03%), mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 0,62ha / trang trại (chiếm 13%) còn lại là diện tích đất khác. Mô hình này sử dụng một cách linh hoạt các sản phẩm của nhau, như sử dụng thức ăn xanh cho gia súc, mặt khác sử dụng phân của gia súc cho cá và bón cho cây trồng.

Chủ trang trại được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, ngoài ra phần còn lại là do đấu thầu và chuyển quyền sử dụng đất, đối với mô hình chăn nuôi thì diện tích được giao chiếm tới 93,15% tổng diện tích đất, còn đất chuyển nhượng chiếm phần rất nhỏ.

Quy mô đất đai của các trang trại trong huyện là tương đối ổn định, diện tích của các trang trại là rất cao so với diện tích của một hộ thông thường, đây là điều kiện thuận lợi cho các trang trại mở rộng kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Mặc dù vậy, các trang trại còn chưa yên tâm về chính sách đất đai, đến nay trong tổng số trang trại được điều tra chỉ có 6 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, vì vậy mà các trang trại còn lại có phần chưa yên tâm khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Vốn

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động, các chủ trang trại cần có vốn, vốn là yếu tố quan trọng nhưng lại bị hạn chế đối với hộ nông dân và các chủ trang trại.

Qua bảng 2.9, tổng số vốn các trang trại đầu tư cho sản xuất là tương đối cao. Mô hình 1 có tổng số vốn bình quân là 98,08 triệu đồng / trang trại. Trong đó, vốn của chủ trang trại là 64,5 triệu đồng (chiếm 65,76%tổng số vốn), vốn vay bình quân là 33,58triệu đồng (bằng 34,24%). Vốn vay ngân hàng bình quân là 20triệu đồng / trang trại (bằng

59,56% vốn vay), vay dự án bình quân là 5triệu đồng / trang trại (bằng 14,89% vốn vay), còn lại là vốn vay khác bình quân là 8,58triệu đồng / trang trại (bằng 15,55% vốn vay).

Mô hình 2 với lượng vốn đầu tư lớn nhất trong các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, với lượng vốn bình quân là 594,68triệu đồng / trang trại. Trong đó vốn của chủ trang trại là 318,27triệu đồng (chiếm 53,52% tổng số vốn), còn lại là vốn vay. Vay ngân hàng là lớn nhất với 193,01triệu đồng (chiếm 69,83% tổng vốn vay), dự án phát triển chăn nuôi lơn xuất khẩu hỗ trợ bình quân trung bình mỗi hộ 30triệu đồng còn lại là vay mượn của bạn bè… Với sản xuất là chăn nuôi lợn là chính nên các trang trại này đầu tư vốn rất lớn về giống, kỹ thuật, tổng số vốn / lao động là 130,12 triệu đồng / lao động, và 814,63triệu đồng / ha canh tác, mô hình 2 có tổng số vốn đầu tư cao nhất trong tất cả các mô hình nghiên cứu.

Mô hình 3 là mô hình nuôi trồng thuỷ sản với lượng vốn đầu tư bình quân là 89,32triệu đồng / trang trại, mô hình này có tổng số vốn đầu tư thấp nhất trong các mô hình KTTT nghiên cứu. Trong đó, vốn của chủ trang trại là 52,4 triệu đồng (chiếm 58,67% tổng số vốn), còn lại là vốn vay. Trong số vốn vay, vay ngân hàng là 20triệu đồng (chiếm 54,17% tổng số vốn vay), còn lại là vay ngoài.

Mô hình 4 có tổng vốn đầu tư là 403,16triệu đồng / trang trại, đây là mức đầu tư khá cao chỉ đứng sau mức đầu tư vào mô hình 2. Trong đó, vốn của chủ trang trại là 231,05triệu đồng (chiếm 57,31% tổng số vốn), còn lại là vốn đi vay, trong vốn vay, vay ngân hàng là 107,86triệu đồng (chiếm 62,67% vốn vay), vay dự án là 15triệu đồng (chiếm 8,71% vốn vay), vay khác là 49,25triệu đồng.

Các trang trại trên địa bàn huyện nhà được các chủ trang trại đầu tư cho sản xuất khá cao, cao hơn rất nhiều so với khả năng thực có của họ. Trong đó, vốn của chủ trang trại thường chiếm tỷ trọng quá bán so với tổng số. Họ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thể hiện sự tin tưởng lớn vào mô hình kinh tế trang trại, cái sẽ đem lại cho họ lợi nhuận lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ nông dân.

- Trình độ quản lý

Trình độ quản lý là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh của trang trại. Người chủ quản lý có kiến thức, có trình độ, kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường, am hiểu khoa học kỹ thuật…là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của trang trại.

Bảng 2.10: Trình độ quản lý của các chủ trang trại

Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu(%)

Tiểu học - THCS 6 40

THPT 5 33,33

Sơ cấp, trung cấp 3 20

Cao đẳng, ĐH 1 6,67

Tổng số 15 100

Qua bảng 2.10: Nhóm 1 chiếm một tỷ lệ rất lớn là 40% trong tổng số điều tra. Đây là một tỷ lệ cao, đa phần là ít hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thị trường , họ chỉ có kinh nghiệm từ thực tế mà họ đã từng làm.

Đối với nhóm thứ 2 là THPT với 5 người (3,33%) đứng thứ 2 trong nhóm điều tra. Đối với nhóm này, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật cao hơn nhóm trước nhưng đối với trình độ sản xuất đòi hỏi thì vẫn là còn thấp.

Còn hai nhóm còn lại, chiếm tỷ lệ 26,67% đó là những chủ trang trại có trình độ học vấn, hiểu biết khoa học kỹ thuật, có trình độ quản lý. Đó là các thành phần tham gia công tác trong bộ máy chính quyền hay thuộc thành phần lao động phi nông nghiệp có trình độ quản lý về mặt nhân sự, đầu tư, am hiểu thị trường nhưng họ lại thiếu về kỹ thuật chăm bón, thu hoạch, thực tiễn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích bảng 2.10 ta nhận thấy trình độ quản lý của các chủ trang trang trại trên địa bàn huyện còn yếu về trình độ, về hiểu biết thông tin thị trường, đầu tư… nên cần có sự thường xuyên trao đổi kiến thức về kỹ thuật sản xuất, về thị trường, chính sách… giữa các chủ trang trại và chính quyền địa phương để cho các trang trại từng bước nâng cao được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Độ tuổi chủ hộ

Chủ hộ có vai trò quan trọng, quyết đình với toàn gia đình. Đối với kinh tế trang trại thì chủ trang trại không những mang lại kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà còn cần có trình độ quản lý, kỹ thuật nhất định.

Chủ trang trại thường là người năng động, nhiệt tình và có ham muốn làm giàu, là những người có trình độ, kỹ thuật quản lý, có sức khoẻ và khả năng trong sản xuất…

Qua bảng 2.11, ta thấy chủ trang trại có độ tuổi dưới 35 với 3 người chiếm 20% trong tổng số trang trại được điều tra. Những chủ trang trại này là những người có khát vọng làm giàu, năng động… Tuy nhiên, họ chưa đúc rút những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh vì tuổi đời cũng như tuổi nghề đang còn rất trẻ. Với những chủ trang trại này cần có sự giúp đỡ để họ phát triển những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Diễn giải Số lượng Cơ cấu(%) Dưới 35 tuổi 3 20 36 - 45 tuổi 5 33,33 46 -55 tuổi 6 40 Trên 55 tuổi 1 6,67 Tổng số 15 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Với 5 chủ trang trại có độ tuổi 35 - 45 chiếm 33,33% tổng số chủ trang trại được điều tra. Đây là độ tuổi có khát vọng làm giàu, có kinh nghiệm sản xuất, nhạy bén với thị trường, họ hòan toàn có khả năng phát triển trang trại theo định hướng của họ.

Độ tuổi chiếm lớn nhất là từ 46 -55 với 6 người (chiếm 40%) đây là độ tuổi đỉnh cao nhất và thành công nhất trong đời người. Họ có kinh nghiệm, kỹ thuật, hiểu biết nhưng ở họ đã thiếu đi tính linh hoạt, táo bạo trong kinh doanh. Họ là những người trung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 46)

w