PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTT CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 69)

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTT CỦA HUYỆN

Địa phương đã có những chính sách hướng cho trang trại phát triển, quy hoạch trang trại một cách hợp lý, tạo điều kiện cho phát triển đồng bộ các ngành liên quan; Quyết định 629/2002/QĐ - UB của UBND Tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, chế biến thịt lợn xuất khẩu vào vùng trọng điểm giai đoạn 2001 - 2008; Quyết định 747/2004/QĐ - UB về một số chính sách khuyến khích phát triển thuỷ sản hàng hoá đến năm 2010; Quyết định 3036/2002/QĐ - UB về một số chính sách phát triển cây ăn quả… huyện Phù ninh đã đề ra chính sách phát triển trang trại qua Nghị quyết 06/NQ - HĐND ngày 26/7/2001 của HĐND huyện khoá XIX kỳ họp thứ 5 về phát triển KTTT huyện Phù ninh giai đoạn 2001- 2005; Quyết định 781/CTR - UBND về chương trình phát triển KTTT huyện Phù ninh năm 2006 - 2010.

Trên thực tế, KTTT đang phát triển mạnh góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Cho nên, việc xác định đúng đắn định hướng phát triển KTTT cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm phát huy vai trò của loại hình KTTT. Định hướng phát triển KTTT trong những năm tới là:

* Tiếp tục thực hiện chính sách giao ruộng đất lâu dài và thực hiện dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân. Khuyến khích phát triển các MH KTTT, tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời chú trọng phát triển các HTX dịch vụ nông nghiệp nhằm mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân.

* Tăng cường đầu tư và mở rộng các hình thức khuyến nông, khuyến ngư đến các cơ sở, nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ nông dân, nhất là đến các chủ trang trại để họ đưa những tiến bộ vào sản xuất, bởi đây là lực lượng tiên phong dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận cái mới vì vậy hiệu quả chuyển giao sẽ thành công.

* Cùng với việc mở rộng quy mô cần có biện pháp giúp đỡ các chủ trang trại đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa. Gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành một khối thống nhất, quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Thiết lập mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa các chủ trang trại, giữa từng MH với nhau. Đưa KTTT thực sự trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá trong tương lai, từng bước tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện nhà. Để thực hiện được sự phát triển KTTT theo định hướng này, cần phải dựa trên các quan điểm sau đây:

_ KTTT là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là mục tiêu của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, tránh việc nhìn nhận thái quá dẫn đến hình thành trang trại bằng mọi giá, theo phong trào, đề cao số lượng, không chú trọng chất lượng hoặc phủ nhận các loại hình sản xuất kinh doanh đang phát huy tác dụng tích cực, chống lối chạy theo hình thức, chạy theo thành tích, phô trương…

nuôi, gắn sản xuất với chế biến là lưu thông hàng hoá cho tiêu dùng, xuất khẩu từ địa bàn cơ sở.

_ Quy hoạch tổng thể tiến tới xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung, trên cơ sở đó, xây dựng các cơ sở chế biến, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống.

_ Phát triển KTTT vừa phải đi đôi với giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người lao động, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất đai.

_ Phát triên KTTT phải gắn liền với kinh tế xã hội, với bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, đảm bảo cơ cấu hợp lý phát triển nông nghiệp của địa phương một cách bền vững, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

* Mục tiêu phát triển KTTT (2007 -2010)

_ Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên đất đai, nguồn lao động, chính sách để phát triển KTTT.

_ Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 80 trang trại đạt tiêu chí của Tổng cục thống kê và Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn, với tổng diện tích 300 - 350 ha, bình quân 1 trang trại có thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng trở lên.

_ Thu hút và tạo việc làm ổn định cho trên 1200 lao động. _ Các MH KTTT đến năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển các mô hình KTTT năm 2010

Mô hình trang trại Năm 2010

MH1 14 17,5

MH2 35 43,75

MH3 11 13,75

MH4 20 25

Tổng 80 100

MH1 gồm 14 trang trại (chiếm 17,5%) MH2 gồm 35 trang trại (chiếm 43,75%) MH3 gồm 11 trang trại (chiếm 13,75%) MH4 gồm 20 trang trại (chiếm 25%)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w