Định hướng phát triển các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 49 - 51)

M TS NHH ỘỐ ĐỊ ƯỚNG VÀ G II PHÁP Ả

3. Định hướng phát triển các khu công nghiệp

3.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp trong cả nước.

Định hướng phát triển công nghiệp thời kỳ 2001- 2005 theo tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX đã xác định “Quy hoạch phân bố công nghiệp hợp lý trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Hoạt động của các KCN cả nước cần triển khai những phương hướng phát triển dưới đây:

+ Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng bộ hoá việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN ngay từ khâu thành lập để thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN.

+ Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả. Trước mắt cần tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN- KCX đã được thành lập. Phấn đấu trong vài ba năm tới cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các khu đã thành lập.

+ Xây dựng KCN phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực.

+ Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý Nhà nước về KCN theo hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong KCN.

+ Có biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường. Trước hết phải nâng cao chất lượng quy hoạch, yêu cầu mọi doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung.

+ Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào KCN, trước mắt khẩn trương giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, xây dựng đời sống văn hoá mới cho công nhân làm việc tại các KCN.

Song song với việc hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng KCN, trong thời gian tới cần phải chú trọng đến việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư, các dịch vụ phục vụ KCN. Đây là yêu cầu tất yếu và cần thiết để đảm bảo phát triển KCN có chất lượng và phát triển bền vững.

Trong 5 năm tới nên phát triển nhiều hơn nữa các khu kinh tế cửa khẩu phía Tây, một số khu thương mại tự do ven biển(Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kiên Giang...), mở rộng và tăng cường các KCN, KCX ở các vùng kinh tế trọng điểm. Tất cả các tỉnh đều có KCN, khu nông- công nghiệp. Để phát triển công nghệ cao nên khuyến khích đầu tư vào ba vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó cần phải tăng cường đầu tư phát triển cho các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để rút ngắn khoảng cách với các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đi đôi với việc tăng cường thu hút đầu tư, huy động, sử dụng hết diện tích công cộng trong các KCN hiện có, một định hướng mới quan trọng là hình thành từng bước các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp ở những địa bàn thích hợp, có khả năng khai thác nhiều lợi thế của vùng (gắn với vùng nguyên liệu, nhân lực dồi dào, gần các tuyến giao thông...).

3.2. Định hướng phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thị xã Bỉm Sơn tới năm 2010 và đến năm 2015, kinh tế đối ngoại tiếp tục được xác định là lĩnh vực kinh tế động lực của thị xã. Trong đó các hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi nó là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của thị xã theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Phương hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN trong giai đoạn này được xác định như sau:

+ Phấn đấu để KCN sớm trở thành một KCN thành công. Ban quản lý sẽ phối hợp với công ty liên doanh phát triển KCN tập trung vào công tác vận động, thu hút đầu tư để lấp đầy KCN này vào giữa năm 2008.

+ Tiếp tục đầu tư vốn, ngân sách để xây dựng các công trình về cơ sở hạ tầng của KCN và tập trung vào việc kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển KCN.

Kế hoạch phát triển KCN thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2006- 2015 là tập trung vào một số nhóm ngành nghề sau:

• Những dự án thu hút nhiều lao động.

• Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

• Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông- lâm- thuỷ sản.

• Ngành công nghiệp gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp, với công nghệ hiện đại thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

• Các dự án có khả năng cao đóng góp lớn vào ngân sách.

Trên cơ sở các ngành được khuyến khích, sẽ tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào mở rộng quy mô sản xuất của các ngành và KCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w