Đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn thời gian qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 33)

4.1. Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp.

4.1.1. Tăng giá trị sản xuất công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Giá trị sản xuất (so với năm 94) của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và đóng góp vào giá trị công nghiệp của Bỉm Sơn ngày càng tăng.

Bảng 7: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các Doanh nghiệp trong KCN. đơn v ị: tr.đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng gía trị sản xuất 987,2 959,2 1172 1654 1841,4 2277,3 Tốc độ tăng (%) -2,8 22,19 41,13 11,33 23,67

Nguồn: Tình hình sản xuất của các DN trong KCN.

Từ năm 2001 đến năm 2006 tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có nhiều biến động đáng kể. Năm 2002 giá trị sản xuất đạt 959,2 triệu đồng thấp hơn so với năm 2001 là 28 triệu đồng, điều này làm cho tốc độ của ngành công nghiệp giảm đi 2,8%. Nhưng đến năm 2003 thì tăng 22,19% so với năm 2002 và giá trị sản xuất đạt 1172 triệu đồng. Năm 2004 gía trị sản xuất đạt 1654 triệu đồng, tăng 41,13% so với năm 2003. Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 1841,4 triệu đồng, tăng 11,33% so với năm 2004. Năm 2006 giá trị sản xuất đạt 2277,3 triệu đồng, tăng 23,67% so với năm 2005.

Sự ra đời của KCN đã thúc đẩy việc thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế của thị xã, làm tăng cơ cấu thành phần công nghiêp từ 58,7% của năm 2005 lên 69,5% trong năm 2006. Thị xã chuyển dần lên nền kinh tế có trình độ công nghiệp cao, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển về kinh tế- văn hoá- xã hội của Bỉm Sơn.

Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đồng thời làm tăng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.1.2. Góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

Trong số các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN thì số doanh nghiệp xuất khẩu trên 20% sản phẩm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước), 8 doanh nghiệp xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên và có 12 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu là 0,12 (triệu USD), năm

2003 kim ngạch xuất khẩu tăng 615,611% so với năm 2002, và đạt 0,859 (triệu USD). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu là 1,544 (triệu USD) tăng 79,82% so với năm 2003. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,701 (triệu USD) tăng 10,18% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên mức 4,370 (triệu USD) tăng 156,88% so với năm 2005. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Năm 2002, 2003 thị trường xuất khẩu chủ yếu là một số nước thuộc khối ASEAN, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ hay các nước Châu Âu hâu như không có. Sang năm 2004, 2005 và đặc biệt là năm 2006 thị trường được mở rộng hơn sang các nước Châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và cũng đã sang các nước Châu Âu và Mỹ. Các loại mặt hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hoá. Những năm đầu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, hàng may mặc. Năm 2005, 2006 mặt hàng xuất khẩu được tăng lên cả về chủng loại lẫn số lượng như các sản phẩm về văn phòng, đồ điện dân dụng, các sản phẩm chế biến chất lượng cao…

Sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN là một nhân tố góp phần phát triển kinh tế của thị xã, và nó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của KCN thị xã Bỉm Sơn đến năm 2006.

Đơn vị : Tr. USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK 1.800 12.881 23.162 25.520 65.555 Tốc độ tăng kim ngạch XK (%) 615,611 79,82 10,18 156,88

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của KCN đến năm 2006.

Qua bảng trên ta có thể năm 2005 tốc độ kim xuất khẩu của KCN đã giảm nhanh từ 79,82% năm 2004 xuống 10,18% năm 2005, trong năm này KCN đã có đang đần hình thành nên những doanh nghiệp có thiên hướng xuất khẩu hàng hoá. Nhưng đến năm 2006 thì một số doanh nghiệp có thiên hướng xuất khẩu đã được hình thành và tìm được thị trường xuất khẩu làm tăng ngạch xuất khẩu một cách đột biến lên đến 156,88% và đạt 65.555 tr.USD.

4.1.3. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.

Cùng với tăng trưởng về giá trị, các dự án đầu tư vào KCN cũng là nguồn chính để bổ sung công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại cho công nghiệp của thị xã. Các dự án này đều là các dự án đầu tư mới, thực hiện đầu tư trước và sau khi nước ta ra nhập WTO. Nhận thức được sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt trong quá trình hội nhập kinh tế với nền thế giới nên các nhà đầu tư đều phải tính đến việc đầu tư máy móc thiết bị, đảm bảo đủ sức cạnh tranh lâu dài. Trên thực tế, phần lớn các máy móc thiết bị chính của các dự án là máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao công nghệ vận hành, chỉ một số ít được gia công lắp ráp tại Việt Nam, đảm bảo về yêu cầu về môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Điều này rất thuận lợi cho việc học hỏi các kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ lạc hậu của thị xã Bỉm Sơn.

4.1.4. Gi i quy t vi c l m cho ng ế ệ à ười lao động, nâng cao ch t lấ ượng lao ng c a a ph ng.

độ ủ đị ươ

Các dự án đầu tư trong nước, ngoài nước thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc tạo thêm việc làm cho người lao động. Hàng năm đã tạo được hàng nghìn công việc, giải quyết một số lượng lớn lao động cho thị xã, từ đó nâng cao mức sống của người dân, tác phong lao động công nghiệp, nề nếp làm việc của lãnh đạo cũng như người lao động, nâng cao trình độ điều hành, quản lý trong các doanh nghiệp KCN.

Bảng 9: Tình hình thu hút lao động trong KCN của thị xã Bỉm Sơn.

Đơn vị: người lao động.

KCN Nhu cầu lao động Lao động sử dụng

Khu A 3.427 2.854

Khu B 2.644 2.091

Tổng 6.071 5.945

KCN của thị xã đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.954 người lao động. Trong đó đã góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi, làm tăng thu nhập cho người dân trong thị xã. Đồng thời góp phần làm giảm tiêu cực trong xã hội do đã giải quyết đươc một số lượng lớn lao động.

Thật vậy qua bảng trên ta có thể thấy được nhu cầu lao động trong KCN là tương đối (4.945người), trong đó số lao động sử dụng ở Khu A chiếm 51,84% tổng số lao động sử dụng, với mức sử dụng lao động l.2854 người. Nhu cầu lao đông của Khu A này cũng cao hơn so với Khu B là 581 người, chiếm 56,45% tổng số nhu cầu lao động của KCN. Qua đó có thể thấy KCN đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho một khối lượng khá lớn lao động của địa phương. Không những vậy các lao động trong KCN còn có mức thu nhập ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung của Bỉm Sơn, giảm bớt sức ép về lao động đối với xã hội và giảm được lao động di cư theo thời vụ từ Bỉm Sơn đến các đô thị lớn tỉnh, miền trung và cả nước mà tập trung là ở Hà Nội. Từ đó góp phần tích cực vào việc thực hiện công tác chính trị của đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn là thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Sự ra đời và phát triển của KCN đã thúc đẩy việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động. Do đó việc ra đời của KCN đã góp phần nâng cao nguồn nhân lực của thị xã.

4.1.5. T ng ngu n thu cho ngân sách a phă đị ương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi thành lập thị xã, năm 1981 tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn không là bao nhiêu trong đó hầu như là thu từ tiền thuế đất, đất công nghiệp và các doanh nghiệp ở trên địa bàn thị xã. Năm 2006 thu ngân sách của thị xã đã đạt 519 tỷ đồng trong đó có 420 tỷ đồng thu từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nhìn chung phần lớn ngân sách đạt 519 tỷ đồng năm 2006 thì trong đó tiền thu từ các khoản thuế, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động dịch vụ do các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và trong KCN nói riêng chiếm chủ yếu. Điều này đã đóng góp phân lớn vào sự phát triển về kinh tế xã hội của thị xã.

4.1.6. Khu công nghi p óng góp v o t ng trệ đ à ă ưởng GDP c a Th xã B m S n trong th i gian qua.ơ

Trong giai đoạn 2001-2005 KCN trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có chiều hướng phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong nước và mhpào nước, ngày càng tăng nhanh các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Điều này làm KCN đóng góp phần lớn cho ngân sách Nhà nước của địa phương, bình quân hàng năm giá trị sản xuất CN tăng 17,1%. Việc phát triển KCN đã nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, đồng thời làm mở rộng quy mô sản xuất góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và góp phần làm tăng trưởng về kinh tế của thị xã. tăng trưởng kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2001-2005 là 17,3%, năm 2006 là 16,5%.

4.2. Những hạn chế trong việc phát triển khu công nghiệp và nguyên nhân của nó.

4.2.1. Những hạn chế.

- Qua nghiên cứu việc thu hút đầu tư vào KCN của thị xã Bỉm Sơn những năm qua cho thấy bên cạnh những thành công bước đầu trong công tác thu hút vẫn còn có một số tồn tại, vướng mặc cần tháo gỡ:

+ Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng

+ Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng

+ Về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư xây dựng đường công nghiệp + Công tác vận động và xúc tiến đầu tư

+ Về dịch vụ như: Cấp thoát nước, Về xử lý chất thải, Về chỗ ở cho người lao động, Về đào tạo việc làm, Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp,

+ Cạnh tranh trong thu hút đầu tư

- Ngoài ra lao động trong KCN còn nhiều bất cập: nguồn lao động của địa phương khi được tuyển dụng phần lớn chưa được đào tạo các cơ sở đào tạo nghề của

thị xã chưa phát triển nên các doanh nghiệp KCN ngoài việc tự đào tạo tại chỗ còn phải đưa công nhân đi học tại các nơi khác, do đó vừa gây khó khăn tốn kém cho người lao động vừa làm giảm tính hấp dẫn của mối trường đầu tư trên địa bàn thị xã. Việc phối hợp cơ quan quản lý lao động, các đơn vị đào tạo nghề thời gian qua đã có những cố gắng đáng kể tuy nhiên việc phối hợp này vẫn còn thụ động. Tuy nhiên khi đào tạo xong thì một số lao động lại không có tay nghề tốt để đảm nhiệm công việc, ngoài ra còn có tình trạng lao động đi làm việc ở nơi khác.

4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Nhiều nhà đầu tư lớn đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài mà muốn liên doanh với nhà đầu tư trong nước, để thuận lợi cho công việc liên quan đến thủ tục, mạng lưới phân phối có sẵn để tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, trong năm gần đây thị xã do sản xuất chưa phát triển các dự án đầu tư trong nước còn trong giai đoạn đầu tư ban đầu thì trên địa bàn thị xã không có đối tác tại chỗ để liên doanh, hạn chế đến việc thu hút các dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư.

Việc tìm kiếm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN còn khó là vì: chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn ít các chủ đầu tư có thể đáp ứng được. Thêm vào đó do tác động của các nhân tố kinh tế khác đã làm cho chi phí đầu tư xây dựng tăng lên từ đó đẩy chi phí cho thuê đất cũng tăng theo, chính điều này đã làm hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN.

Cơ chế “một cửa tại chỗ” chưa được triển khai một cách triệt để, đồng bộ. Việc giải quyết các vướng mắc, thủ tục còn lê mề và chồng chéo. Chưa phát huy tác dụng của cơ chế uỷ quyền mà chỉ giới hạn trong một số nhiệm vụ nhất định nên việc giải quyết các công việc còn rất chậm và chưa triệt để. Các cơ quan ban ngành chưa thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giải quyết vấn đề vướng mắc cho các nhà đầu tư.

Các dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là dịch vụ tư vấn pháp luật hoạt động còn kém, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tốn nhiều công sức và thời gian tìm hiểu hệ thống pháp luật và các điều kiện đầu tư.

Nguồn lao động của địa phương chưa đáp ứng được những yêu cầu của các nhà đầu tư về chất lượng. Cơ cấu giữa đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp-kỹ

thuật và các ngành nghề được đào tạo rất chênh lệch. Lực lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Do KCN có sẵn cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư phải thoả thuận với địa phương về đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng. vì thế không xác định được chính xác thời gian cần thiết để giải phóng mặt bằng làm các nhà đầu tư e ngại khi lựa chọn để đầu tư. Trên thực tế còn có hiện tượng do tâm lý khi tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài ngươi dân thường đòi hỏi cao hơn so với các nhà đầt tư trong nước.

Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN của thị xã đã từng bước được nâng cấp, xong vẫn chưa theo kịp với sự phát triển chung trong thời đại khoa học kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.

CHƯƠNG III.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BỈM SƠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Kinh tế- Xã hội của thị xã đến năm 2010. 2010.

1.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội.

1.1.1. Dư báo về phát triển kinh tế.

Theo dự báo của hội nghị kiểm điểm tình hình khu vực kinh tế trong nước thì trong những năm tới khu vực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá sẽ là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng không cao. Là một thị xã nằm giữa miền Bắc và miền Trung, nơi tiếp nối giao thương của hai miên, việc phát triển kinh tế- xã hội của thị xã gắn liền với chiến lược phát triển của hai miền và cả nước. Mục tiêu chung đã được đặt ra là phải phát triển kinh tế với tốc độ cao ổn định, trên cơ sở tăng nhanh về giá trị sản xuất công nghiệp - dịch vụ kết hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đưa thị xã Bỉm Sơn cơ bản trở thành một đô thị công nghiệp trước năm 2020 với cơ cấu kinh tế hợp lý. Mức GDP bình quân đầu người của thị xã cao, tiếp tục quan tâm giải quyết tốt các vần đề xã hội, giữ vững chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 33)