Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển khu công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 44 - 49)

M TS NHH ỘỐ ĐỊ ƯỚNG VÀ G II PHÁP Ả

2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển khu công

nghiệp.

2.1. Kinh nghiệm của khu công nghiệp kiểu mẫu Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh

Đây là một trong những KCN lớn nhất và quan trọng nhất của tỉnh Bắc Ninh cũng như cả miền Bắc. KCN kiểu mẫu Quế Võ gồm khu đô thị-Khu du lịch sinh thái, đây được coi là KCN kiểu mẫu của cả nước. Với vị trí trọng điểm trong việc đầu tư phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh, KCN Quế Võ không chỉ thuận lợi về giao thông mà còn vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội giao thông và thương mại với các tỉnh lân cận như: Hải Phòng,Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên…

Đầu tư vào KCN Quế Võ, được thực hiện theo cơ chế “một cửa” đã giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp đón các nhà đầu tư tới thuê đất. Thì KCN Quế Võ còn học tập kinh nghiệm của KCN Tân Tạo vốn thành công trong việc xây dựng nhà xưởng, sẵn sàng cho các nhà đầu tư thuê hoặc mua trả góp trong vòng 10 năm. Quy mô vốn xây dựng nhà xưởng lên tới 200 tỷ VNđồng. Ở đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thuê nhà xưởng như vậy sẽ tiết kiệm được tiền thuê đất, chi phí và thời gian xây dựng

Sự phát triển quần thể kiến trúc hiện đại từ KCN, khu dân cư, đến dịch vụ đã tạo ra sự hài hoà về mặt xã hội từ việc có một nhà máy để tạo ra công ăn việc làm, đến việc giải quyết nơi ăn chốn ở cho cán bộ công nhân viên và đặc biệt là tạo nơi ở đạt tiêu chuẩn cho những người lao động có thu nhập thấp.

Quần thể KCN - dân cư - dịch vụ Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh là một mô hình đầu tiên xây dựng theo quan điểm hoàn toàn mới về KCN. Hiện nay, quần thể này được đánh giá là điển hình cho mô hình xây dựng và phát triển KCN.

Trong tương lai gần thì quần thể KCN- dân cư- dịch vụ sẽ tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh của KCN kiểu mẫu, đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ công cộng hiện đại và tiện ích cho người lao động. Với những ưu thế đó KCN kiểu mẫu này sẽ là kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho các địa phương khác của cả nước đặc biệt là đối với Bỉm Sơn-một thị xã có nhiều điểm tương đồng với Bắc Ninh.

2.2. Kinh nghiệm của khu công nghiệp Dung Quất.

KCN Dung Quất đã cho phép các doanh nghiệp của Việt Nam dùng giá trị quyền sử dụng đất của mình để góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp này sau khi thuê đất để thực hiện dự án đầu tư của mình vào các lĩnh vực khuyến khích thì được cho phép nộp chậm tiền thuê đất một thời gian tối thiểu là 3 năm.

Ban quản lý KCN Dung Quất cùng UBND các tỉnh thành có liên quan đảm bảo tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ trong cùng một khu vực đất đai và cùng thời điểm. Ban quản lý này cũng thực hiện chính sách một giá nghĩa là các nhà đầu tư trong và ngoài nước được hưởng mức giá đầu vào một số dịch vụ tiện ích như điện, nước, bưu chính viễn thông... . Điều này đã tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

KCN Dung Quất được ưu tiên thuận lợi hơn nhiều so với các KCN khác về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cấp nước: 2 nguồn riêng( 100.000m3 và 15000m3 ). Viễn thông: nguồn riêng (10 triệu USD vốn ODA). Đường bộ: ngân sách Nhà nước đầu tư các trục chính. Đường sắt: có tuyến đường sắt riêng ra cảng.

Đường không: có sân bay riêng bên trong. Đường biển: có hệ thống cảng riêng bên trong.

KCN Dung Quất đã quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư vào KCN của mình băng cách lập và đưa lên mạng trang Web về KCN và ghi vào đĩa CD đầy đủ những nội dung về KCN. Điều này giúp cho nhà đầu tư có được những thông tin chính xác và cập nhật mới nhất về môi trường đầu tư tại KCN. Dung Quất đã kết hợp với phòng Thương mại- Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức tư vấn có uy tín cao trong nước, nước ngoài để tổ chức kêu gọi đầu tư tại một số nước phát triển có quan hệ đầu tư với Việt Nam. Chủ động, sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi họ có ý định đầu tư vào KCN, qua đó trực tiếp đàm phán, thảo luận và cung cấp cho họ những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc quyết định đầu tư...của các nhà đầu tư.

2.3. Kinh nghiệm của các khu công nghiệp Đồng Nai.

Các KCN Đồng Nai luôn luôn là điểm sáng về thu hút đầu tư trong những năm gần đây. Việc tạo ưu đãi cho các nhà đầu tư bằng những cơ chế chính sách thông thoáng, với giá thuê đất rẻ, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện là những lý do cơ bản khiến các KCN Đồng Nai thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với mình. Đồng Nai là địa bàn điển hình của cả nước về phát triển KCN. Tính về số lượng KCN được xây dựng trên địa bàn thì Đồng Nai (với 10 KCN) chỉ đứng sau TPHCM (với 12 KCN).

Đồng Nai bây giờ không còn là vùng đất nghèo như nhiều năm về trước. Với luồng vốn đầu tư khổng lồ hội tụ từ các nhà đầu tư từ khắp mọi nơi trên thế giới chảy về đã biến đây thành một vùng đất công nghiệp năng động, thay ra đổi thịt từng ngày.

Thành quả mà các KCN Đồng Nai tạo dựng cho mình được hôm nay là có sự đóng góp rất lớn của Ban quản lý các KCN Đồng Nai. Chế độ “một cửa, tại chỗ” là thế mạnh nổi cộm trong việc thu hút đầu tư vào Đồng Nai, song nó cũng đồng thời đặt lên vai Ban quản lý các KCN này những trách nhiệm nặng nề của một đơn vị quản lý đầu tầu.

Khối lượng công việc mà Ban quản lý phải xử lý, giải quyết hàng ngày thì có thể nói đâu là một trong những Ban quản lý “bận bịu” nhất so với các ban quản lý KCN khác trong nước. Hầu như mọi phát sinh, tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN đều cần có sự tham gia giải quyết của Ban quản lý. Khi thì ở vai trò trung gian, hoà giải, khii thì trở thành đầu mối phối hợp với các cơ quan liên ngành trực tiếp xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp. Với trách nhiệm nhiệt tình và tâm huyết trong công việc đó thì Ban quản lý các KCN Đồng Nai đã thực sự trở thành cây cầu nối đảm bảo cho các nhà đầu tư với người lao động và các cơ quan Nhà nước có liên quan. Tuy nhiên với sức ép cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các KCN đang diễn ra hiện nay đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho các KCN Đồng Nai. Trong tình cảnh ấy, để chủ đông thích ứng với tình hình, Đồng Nai đã tự hoạch định cho mình các chiến lược thu hút đầu tư hợp lý. Bên cạnh việc cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, tạo mặt bằng cơ chế chính sách thực sự thông thoáng và cởi mở… Đồng Nai còn thực hiện các chiến lược để tự mình tìm đến với các nhà đầu tư chứ không ngồi chờ nhà đầu tư đến. Các cuộc vận động xúc tiến đầu tư do các ban, ngành trong tỉnh phối hợp tổ chức khá quy mô và thống nhất đã đem lại hiệu quả đáng kể cho sự phát triển của các KCN Đồng Nai.

Với nhiều thách thức tiềm ẩn song với kinh nghiệm hoạt động và những thành công đã đạt được- Đồng Nai vẫn thực sự là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài tạo nên những KCN phát triển cho các địa phương khác học hỏi.

Nghiên cứu thành công của các KCN trên ta có thể rút ra bài học cho Bỉm Sơn. Cần có một kế hoạch tốt bao gồm từ kế hoạch mục tiêu đến kế hoạch cụ thể để khuyếch trương xây dựng, vận động quảng bá tiềm năng cơ hội để thu hút vốn đầu tư.

Cần phải mạnh dạn cho việc đầu tư xây dựng và bảo đảm cung cấp đủ hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc triển khai các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của KCN. Mặt khác phải giữ sao cho những chi phí xây dựng đầu tiên thật cần thiết và ít tốn kém nhất, điều này còn tuỳ vào địa điểm KCN được lựa chọn xây dựng.

Một môi trường đầu tư tốt có sức hấp dẫn mạnh tới các nhà đầu tư là nhân tố quan trọng bậc nhất để làm sôi động cho một KCN vừa xây dựng xong. Mục tiêu đặt ra cho KCN như thế nào thì các chính sách, các biện pháp ưu đãi với các nhà đầu tư cần phải tương xứng như thế đó. Mục tiêu có giới hạn, thì các chính sách, các biện pháp ưu đãi cũng có giới hạn của nó.

Thủ tục hành chính cần đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, hoạt động tư vấn tốt và đặc biệt là thực hiện tốt theo “cơ chế một cửa”.

Việc phát triển KCN theo hướng đa dạng hoá cần gắn với phát triển các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN (khu dịch vụ, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí…) để tạo thành một khu đô thị mới. Điều này không chỉ tạo tâm lý tốt và yên tâm cho các nhà đầu tư, thu hút lao động làm việc lâu dài trong KCN mà còn đẩy mạnh sự phát triển trong hoạt động thương mại dịch vụ tại địa phương.

Điều đáng lưu ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là các sức hấp dẫn của KCN không còn chỉ mình giá nhân công và ưu đãi về thuế, mà còn tập trung vào những khía cạnh “chất lượng” khác như: điều kiện kinh tế chính trị xã hội ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và bảo đảm về luật pháp. Bên cạnh đó cần có một chất lượng nguồn lao động tốt và các quy trình quản lý hành chính gọn nhẹ có hiệu quả, tốc độ thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao.

Học hỏi những kinh nghiệm và việc vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện của thị xã sẽ tạo ra cho KCN của Bỉm Sơn có những bước phát triển mới, bền vững thu hút được nhiều nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển KCN Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w