M TS NHH ỘỐ ĐỊ ƯỚNG VÀ G II PHÁP Ả
1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Kinh tế Xã hội của thị xã đến năm
NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Kinh tế- Xã hội của thị xã đến năm 2010. 2010.
1.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội.
1.1.1. Dư báo về phát triển kinh tế.
Theo dự báo của hội nghị kiểm điểm tình hình khu vực kinh tế trong nước thì trong những năm tới khu vực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá sẽ là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng không cao. Là một thị xã nằm giữa miền Bắc và miền Trung, nơi tiếp nối giao thương của hai miên, việc phát triển kinh tế- xã hội của thị xã gắn liền với chiến lược phát triển của hai miền và cả nước. Mục tiêu chung đã được đặt ra là phải phát triển kinh tế với tốc độ cao ổn định, trên cơ sở tăng nhanh về giá trị sản xuất công nghiệp - dịch vụ kết hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đưa thị xã Bỉm Sơn cơ bản trở thành một đô thị công nghiệp trước năm 2020 với cơ cấu kinh tế hợp lý. Mức GDP bình quân đầu người của thị xã cao, tiếp tục quan tâm giải quyết tốt các vần đề xã hội, giữ vững chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
1.1.2. Mục tiêu chung.
Thực hiện đường lối đổi mới theo hướng CNH- HĐH của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, khai thác tiềm năng, thế mạnh của thị xã, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển công nghiệp, dịch vụ với tốc độ cao và bền vững; đẩy nhanh tốc độ chỉnh trang đô thị; xây dựng và phát triền KCN theo hướng hiện đại hoá; thực hiện tốt các vấn đề Văn hoá - Xã hội của KCN; giữ vững nề nếp tác phong làm việc của người lao động. Xây dựng hệ thống quản lý vững mạnh và phấn đấu đến năm 2010 thị xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
1.1.3. Mục tiêu cụ thể.
- Hoàn thành quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh quy hoạch khu CN và khu đô thị mới, làm cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi, tạo điều kiện kêu gọi các DN đầu tư vào KCN. Tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá. Tập trung vào các ngành chế tạo cơ khí và ngành nghề thu hút nhiều lao động. Duy trì phát triển ngành nghề Công nghiệp hiện có để nhân rộng trên địa bàn tạo thêm việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản đất đai và công tác XDCB, quản lý môi trường đô thị để thị xã được xanh sạch đẹp. Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
Tạo nguồn vốn đầu tư bằng cách khai thác và huy động tốt các nguồn vốn trên địa bàn và nguồn vốn từ bên ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách cấp trên, nguồn đầu tư của các ngành Trung ương, nguồn vốn từ quỹ đất để có đủ kinh phí đầu tư phát triển khu CN và hạ tầng đô thị
Có chính sách khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ và thu hút nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010 giải quyết 10.000 việc làm cho người lao động.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 27%, trong đó Công nghiệp - Xây dựng 26.6%
- GDP bình quân đầu người 2.434 USD theo giá cố định. - Cơ cấu GDP: Công nghiệp - Xây dựng 76,0%,
1.2. Quan điểm phát triển khu công nghiệp của Thị xã Bỉm Sơn.
1.2.1. Những quan điểm cơ bản.
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và làm nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Bỉm Sơn. Công nghiệp phải luôn phát triển với tốc độ cao và có hiệu quả, phải gắn phát triển công nghiệp với xây dựng hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng.
Phát triển các ngành công nghiệp có giá trị sản xuất cao có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp của địa phương khác trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn nhân lực của thị xã Bỉm Sơn đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.
Phát triển các ngành công nghiệp mới, ngành công nghiệp then chốt, ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp và một số ngành công nghiệp có sử dụng nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại địa phương là nguyên liệu từ nông nghiệp- lâm nghiệp. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Hình thành cụm CN tập trung gắn với quốc lộ 1A, từng bước hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, tìm kiếm đối tác để giải quyết vấn đề về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và ưu tiên lựa chọn cho công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu hướng mạnh về xuất khẩu.
1.2.2. Quan điểm đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn.
Để đạt mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 27%/ năm, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất của thị xã lên 9.840 tỷ đồng gấp 3,3 lần năm 2005. Với mục tiêu đề ra đó nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư trong thim xã,
tỉnh thì rất khó thực hiện được, mà một phần lớn của nguồn vốn này phải huy động qua các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài. Để làm được điều này Đảng bộ và chính quyền thị xã Bỉm Sơn đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển KCN tập trung trong việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển nền công nghiệp của thị xã.
Kết hợp liên doanh với nước ngoài và tự đầu tư trong nước trong quá trình xây dựng KCN ở thị xã. Với hình thức vốn liên doanh có thể thu hút vôn đầu tư nước ngoài trong quá trình hình thành KCN gồm đầu tư trực tiếp, liên doanh, liên kết và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp vào KCN. Hình thức này tạo ra lợi thế triển khai xây dựng nhanh, nhưng chỉ thực hiện với sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Do đóthị xã luôn có những lựa chọn ưu tiên, chủ động tiến hành các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài.
Xây dựng KCN phải tiến hành dứt điểm, tránh tràn lan. Kinh nghiệm phát triển của các KCN thời gian qua cho thấy thời gian thu hồi vốn cho hạ tầng chậm, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kém. Để đảm bảo hiệu quả cao trong phát triển KCN, cần tập trung đầu tư dứt điểm kết cấu hạ tầng của KCN đồng thời có chính sách khuyến khích để thu hút nhanh các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
1.2.3. Quan điểm đẩy mạnh công tác hợp tác đầu tư.
Phát huy nội lực của thị xã về nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cơ chế chính sách để đẩy mạnh việc vận đông thu hút đầu tư, tổ chức thực hiện và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài, trong tỉnh, ngoài tỉnh, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc.
Trong giai đoạn 2006- 2010 việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư vẫn là một giải pháp hết sức cần thiết để hình thành và phát triển các KCN tập trung, để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương tiến tới trở thành một thị xã công nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đảm bảo sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị xã nói chung và các doanh nghiệp trong KCN nói riêng với khu vực trong nước và trên thế giới. Bởi thế việc tiếp nhận và triển khai các dự án vào địa bàn thị xã với mục tiêu đạt tổng số vốn thực hiện tương đối, sản
phẩm sản xuất ra có khả năng cạnh tranh cao, thu hút nhiều lao động đã trở nên rất khẩn trương. Và nhiêm vụ này càng khẩn trương hơn khi xuất hiện một số lợi thế tương đối về thu hút đầu tư vào địa phương đang ngày càng giảm đi khi xuất hiện những ưu thế của các KCN lân cận về khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư.
Để đảm bảo cho nền kinh tế ở thị xã có đủ sức hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Với quan điểm cho vấn đề vận động thu hút các nhà đầu tư thì thị xã phải chấp nhận cơ chế thị trường, chấp nhận và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư cạnh tranh công bằng và chấp nhận giải quyết hậu quả kinh tế xã hội khi một tỷ lệ nhất định các dự án thua lỗ trong đầu tư.