Đa dạng hóa các loại tài sản đảm bảo tiền vay và tính đúng giá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 67 - 68)

tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường

Trong những năm tới, Sở giao dịch I cần thiết phải từng bước đa dạng hóa các loại tài sản đảm bảo tiền vay nhằm tạo điều kiện nâng cao khả năng đáp ứng tài sản đảm bảo cho DN vay vốn. Ngân hàng có thể xem xét chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận từng phần các loại tài sản đảm bảo là bất động sản và các tài sản gắn liền với đất đai. Hiện nay, tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất. Vì thế, ngoài các tài sản đảm bảo thông thường, Sở giao dịch I cũng nên mở rộng việc nhận thế chấp đối với các loại tài sản khác như các giấy tờ trị giá bằng tiến, cổ phiếu, trái phiếu… Từng bước mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo theo hướng: giá trị của tài sản đảm bảo đủ lớn để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; tài sản đảm bảo có khả năng thanh khoản tốt và có cơ sở pháp lý, thuận tiện cho ngân hàng trong việc xử lý.

Như đã đề cập ở trên về việc tính toán giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, có một nghịch lý là khi nhận thế chấp tài sản quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, Sở giao dịch I vẫn tính theo khung giá quy định của

UBND thành phố Hà Nội và theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ về thi hành luật đất đai để xác định mức cho vay. Chính vì vậy, giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng thường không tương xứng với giá trị thực, nhất là quyền sử dụng đất ở; bởi vì giá trị quyền sử dụng đất ở mà UBND các tỉnh, thành phố đưa ra chỉ để tính thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Do đó đã làm hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng. Thêm vào đó, việc quy định mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản lại càng cho vốn vay ngân hàng của các DNV&N đã ít thì nay càng ít hơn. Do đó, Sở giao dịch cần có những quy định cụ thể về phương pháp xác định giá trị tài sản đảm bảo là đất ở, tài sản gắn liền với đất để giúp cho DN có cơ hội vay được vốn nhiều hơn.

Việc đa dạng các loại hình tài sản đảm bảo và tính giá trị tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường sẽ tháo gỡ cho các doanh nghiệp nhất là các DNV&N trong việc vay vốn ngân hàng. Sử dụng hình thức tài sản đảm bảo thích hợp, tính đúng giá trị thị trường và các biện pháp, nghiệp vụ cho vay sẽ tạo điều kiện cho các DNV&N có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, làm ăn đứng đắn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và thúc đẩy nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

3.2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động cho vay của Sở giao dịch I

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w