Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 27 - 31)

Chất lượng cho vay của NHTM chịu tác động của các nhân tố chủ quan sau:

- Chính sách tín dụng là một thiết chế đồng nhất bằng văn bản nhằm xác định phương hướng sử dụng vốn, phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NHTM, là bản hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng và quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của NHTM, là kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro…Chính vì vậy mà có thể nói rằng chất lượng cho vay của NHTM có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có phù hợp, đúng đắn hay không.

- Hệ thống thông tin tín dụng: Hoạt động cho vay của NHTM là một hoạt động không hề đơn giản. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Vì thế, hoạt động cho vay của NHTM muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn thì cần phải có hệ thống thông tin tín dụng hữu hiệu phục vụ công tác này. Nắm bắt chính xác, kịp thời thông tin là một điều kiện quan trọng trong việc tìm kiếm các cơ hội cho vay cũng như đề phòng rủi ro đối với mỗi khoản vay của NHTM. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, quốc gia nào có hệ thống thông tin tín dụng phát triển thì tại quốc gia đó sẽ có

nhiều doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Vì vậy, vai trò của hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động ngân hàng là vô cùng quan trọng.

- Quan điểm của NHTM về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các NHTM Việt Nam hiện nay đang có những chuyển biến tích cực trong việc đánh giá khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước kia, có tâm lý cho rằng các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô thường không lớn nên dẫn đến tình trạng chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong quá trình tiếp cận tín dụng, do vốn thực của các doanh nghiệp luôn thấp hơn số vốn đăng ký. Ngân hàng luôn ngán ngẩm trước tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp, cũng như sự thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án cũng là trở ngại khi vay vốn. Ngoài ra, những vụ án về doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chụp giật, lừa đảo..., cũng gây áp lực tâm lý cho ngân hàng, khiến cho ngân hàng hạn chế cho vay với loại hình DN này. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp thiểu số. Cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế, khối DNV&N ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Các DNV&N hiện nay đang được xem như là đối tượng khách hàng tiềm năng của các NHTM. Ở nước ta, cho vay đối với DNV&N của các NHTM hiện nay là khoảng 40% tổng dư nợ cho vay, cá biệt có những NHTM mà tỷ lệ này lên đến 60% tổng dư nợ.

- Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng: Trình độ cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và rất phức tạp. Nếu một cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo một cách đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá chính xác khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu cũng như những sai sót của

khách hàng. Mặt khác, việc cho vay đối với DNV&N thường gặp khó khăn trong việc ngân hàng không thu thập được đầy đủ các số liệu thống kê của doanh nghiệp. Vì thế rất khó khăn trong việc phân tích, so sánh, đánh giá tình hình doanh nghiệp… dẫn đến việc đánh giá sai về khách hàng hoặc có thể bị lừa đảo, lợi dụng.

Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nghành nghề kinh tế; gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng; đối mặt với nhiều loại cám dỗ; có nhiều cơ hội có thể thực hiện được những hành vi để vụ lợi… Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn cẩn thận, được bố trí hợp lý, được quan tâm giáo dục rèn luyện… và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

Phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ cơ bản: Cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệp vụ cơ bản về tín dụng ngân hàng một cách chính quy ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Trong quá trình làm việc, cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu học tập nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức để phù hợp được sự vận động và phát triển của xã hội. Nhiều cán bộ tín dụng yếu cả về nghiệp vụ chuyên môn, cả về kiến thức xã hội, pháp luật nên xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, đại khái.

Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bọ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải có sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của ngân hàng là trên hết. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm nghề nghiệp rất cao mới có thể xử lý tốt công việc được giao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc dám làm dám chịu trách nhiệm với cách xử lý của mình. Thực tế đã có một số cán bộ tín dụng đã không

có đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng cương vị, quyền hạn để lừa đảo, cấu kết với khách hàng để lừa đảo lấy tiền ngân hàng. Cũng có một số cán bộ mặc dù không vụ lợi nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ, làm theo chỉ đạo của người khác hoặc vì tình cảm của cá nhân mà bỏ qua các quy trình, tiêu chuẩn tín dụng nên gây thất thoát, chất lượng tín dụng kém.

Phải có lản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp: Nhưng để có kinh nghiệm và xác định được bản lĩnh của một cán bộ cần phải có thời gian. Vấn đề này đề cập đến việc cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần tự học hỏi, rèn luyện và ngân hàng thương mại phải có chính sách đào tạo trong quá trình hoạt động thực tế. Đồng thời khi giao việc cho cán bộ tín dụng cần chú ý đến kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn, phức tạp của công việc cán bộ tín dụng phụ trách.

Trong thời gian vừa qua, khi nhiều vụ tiêu cực trong hoạt động tín dụng bị xử lý, đã có không ít cán bộ tín dụng có tư tưởng co cụm, không muốn đầu tư, an phận thủ thường. Đó là những người bản lĩnh kém, là một trong những nguyên nhân làm cho các ngân hàng thương mại không tăng trưởng được tín dụng, thậm chí có khả năng giảm sút. Trong khi đó, có một số chi nhánh của tổ chức tín dụng, cán bộ tín dụng vẫn tự tin, cẩn trọng mở rộng hoạt động cho vay, thu hút khách hàng và đảm bảo chất lượng cho vay, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao được uy tín trên thương trường.

Như vậy, những nhân tố trên là những nhân tố chủ quan từ phía NHTM mà ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng, tác động đến chất lượng cho vay của NHTM trên cả hai chiều hướng. Nếu NHTM có được những biện pháp làm cho các nhân tố trên tác động theo chiều hướng tích cực

thì chất lượng cho vay của ngân hàng sẽ được nâng cao, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố chủ quan đó, những nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng góp phần tác động lên chất lượng cho vay của NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 27 - 31)