Các hình thức trả lương trong công ty:

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm cải tiến các hình thức trả lương ở công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội ‘ (Trang 51 - 56)

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY CPĐT & XDCN HÀ NỘI :

3. Các hình thức trả lương trong công ty:

Hiện nay công ty đang tiến hành trả lương theo hai hình thức là lương giám tiếp theo thời gian và lương trực tiếp cho sản phẩm. Vì sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng cho nên ngoài lao động quản lý ra còn có lao động trực tiếp theo công trình.

Các cán bộ lãnh đạo hay nhân viên trong các phòng chức năng có mức tính lương riêng, họ được hưởng lương gián tiếp hay lương thời gian.

Lao động thi công trực tiếp thì hưởng lương khoán theo số lượng công việc mà họ làm được. Nếu họ làm được nhiều thì ăn lươn nhiều, nếu làm ít thì ăn ít. Điều đó tạo ra sự công bằng trong lao động.

Các loại lương được tính trả như sau:

3.1. Lương thời gian :

Giành cho khối văn phòng hay cán bộ lãnh đạo công ty. Gồm lương khoán và lương theo hệ số quy định của nhà nước. Như sau:

a. Với cán bộ lãnh đạo trong công ty :

Gồm có Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng Phòng. Những cán bộ lãnh đạo này hiện nay được công ty trả lương theo hình thức khoán lương tháng. Theo đó thì hang tháng những người này được nhận tiền lương của mình như trong hợp đồng lao động giữa hai bên. Nhận thấy trong thời gian nền kinh tế mở cửa, để có bước đột phá trong sản xuất kinh doanh và để thực hiện chiến lược cổ phần hoá công ty một cách có hiệu quả nhất thì công ty đã mạnh dạn thực hiện chiến lược sử dụng cán bộ công nhân viên theo một cách khác. Đó là hình thức khoán lương cho cán bộ lãnh đạo một mức lương rất cao để họ có trách nhiệm hơn trong công việc và tận trung với công ty hơn.

Những nhân viên khác dưới quyền thì hưởng lương như nhà nước quy định không có gì thay đôi. Chỉ khác các công ty khác là Công Ty thực hiện tính lương phần mềm cho nhân viên trong công ty tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh đạt được. Như trong năm 2005 Giá Trị Sản Lượng đạt 285 tỷ đồng cao hơn rất nhiều năm trước, thì theo quy chế của công ty, các nhân viên trong công ty đều được tính lương phầm mềm.

b. Với cán bộ tại các phân xưởng :

Tuỳ theo công việc mà họ đảm nhận có thể được tính lương sản phẩm hay lương thời gian. Nếu công việc của họ là quản lý phân xưởng thì lương của họ

là lương thời gian. Còn nếu công việc của họ liên quan trực tiếp đến sản phẩm thì họ được tính lương sản phẩm.

Có thể tổng hợp mức lương thời gian cho các cán bộ của công ty được hưởng mức lương khoán như sau:

Chức Vụ Giám Đốc Phó Giám Đốc Trưởng Phòng Phó Phòng Lương Chính 7.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 Lương + PM 11.200.00 0 8.000.000 6.400.000 4.800.000 3.2. Lương sản phẩm :

Tính cho lao động trực tiếp theo công trình. Có các loại lao động trực tiếp như Thợ Nề, Thợ Mộc, Thợ Sắt,.. Công nhân sản xuất, Thợ xây hay công nhân đào móng, công nhân phụ, ….

Mức lương của họ sẽ được tính theo chất lượng và số lượng công trình mà họ thi công. Làm tốt thì ngoài phần lương được hưởng theo hợp đồng họ còn được nhận tiền thưởng, tiền khuyến khich.

Hệ số lương của họ chỉ dùng để tính cho họ Bảo Hiểm Xã Hội chứ nó không được dùng để tính lương. Lương của họ được hưởng là lương theo hình thức trả công khoán trực tiếp sản phẩm.

Bảng hệ số lương của một số loại lao động như thợ mộc, thợ nề, thợ sắt, … như sau:

CẤP BẬC 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7

HỆ SỐ 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.20

Đây chỉ là hệ số lương giành cho việch tính BHXH ở trong công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội , nó không được dùng để tính lưong cho người lao động trực tiếp. Việc tính lương khoán được công ty tính như sau:

Ví dụ tính cho công nhân xây dựng trực tiếp một công trình thi công như xây nhà ở cho một ông chủ căn nhà như sau :

Công ty khoán cho anh ta xây 20 m2 trong diện tích của căn nhà đó với mức tiền công là 30.000 đ một m2. Như vậy sau khi anh ta hoàn thành công việc anh ta sẽ được nhận một số tiền cố định là :

TC = 30.000 x 20 = 600.000 đ.

Nhìn chung, đây là mức lương chung trong hầu hết các công ty xây dựng hiện nay. Nó không phải thấp nhưng với , mức lương như vậy người lao động chỉ có thể chi tiêu đủ cho cuộc sống của họ trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay.

a. Trực tiếp cá nhân :

Mức lương trực tiếp cho từng cá nhân tham gia sản xuất được tính khoán như trên. Tính cho một công nhân với mức sản lượng anh ta làm ra sẽ đơn giản và việc tiến hành trả lương sẽ dễ dàng.

Ví dụ tính lương cho một người thợ hàn làm việc theo công trình trong công ty. Giả sử anh ta hàn trong một tháng được 100 sản phẩm và

công ty trả cho anh ta một sản phẩm là 15.000 đ. Thì tiền công mà anh ta nhận được sau khi hoàn thành công việc là :

TC = 15.000 x 100 = 1.500.000 đ.

Công ty có tổng cộng 14 người thợ điện, vậy sau khi công trình được hoàn thành thì công ty phải trả công cho 14 công nhân này tổng số tiền là TCđ :

TCđ = 1.500.000 x 14 = 21.000.000 đ.

b. Tập thể :

Việc tính lương cho tập thể lao động trực tiếp của công ty cũng được tiến hành trả công khoán sản phẩm. Vì tính chất công việc của công ty xây dựng đòi hỏi nhiều hạng mục công trình không thể chỉ một công nhân làm riêng được mà cần một tập thể lao động làm việc. Có nhiều tập thể lao động như vậy trong công ty và để dễ quản lý công ty chia ra thành các tổ, đội sản xuất.

Ví dụ một tổ sản xuất gồm có 25 công nhân làm việc dưới sự giám sát và chỉ đạo của một ông tổ trưởng của đội và cùng làm việc trong đội. Công ty giao cho đội đó tiến hành thi công một công trình như đào móng cho một công trình loại vừa như nhà ở 150 m2 là bề rộng chung của căn nhà, ngoài ra căn nhà còn phải đào móng cho các phần tường phụ trong nhà. Công ty đồng ý trả cho mỗi một m2 là 100.000 đ. Nếu sau khi hoàn thành đào móng cho cả căn nhà thì phần diện tích được thi công sẽ là vào khoảng 300 m2. Vậy số tiền mà tổ lao động được nhận sẽ là :

Lương sẽ được trả một lần cho ông tổ trưởng lĩnh và công việc của ông tổ trưởng sẽ là trả tiền cho mỗi công nhân trong tổ của mình tuỳ theo lượng công việc mà họ nhận được.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm cải tiến các hình thức trả lương ở công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội ‘ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w