Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 66 - 81)

động nhập khẩu

Theo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2000- 2010 do Bộ thương mại đề ra, phương châm hoạt động đối với hàng nhập khẩu là:

Nhu cầu nhập khẩu tăng năm 2010 dự kiến như sau:

Nhóm hàng Kim ngạch 2010

(triệu USD)

Tỷ trọng (%)

2000 2010

1. Máy móc thiết bị 18.000 27 36

2. Nguyên nhiên vật liệu 30.000 69 60

3. Hàng tiêu dùng 2.000 4 4

Tổng kim ngạch NK 50.000 100 100

Nguồn: Bộ Thương mại (2000)

Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2000- 2010

Cơ cấu nhập khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng máy, thiết bị công nghiệp và công nghệ từ 27% năm 2000 lên 36% 2010, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ 69% năm 2000 xuống 60% năm 2010, giữ nguyên tỷ trọng hàng tiêu dùng ở mức 4% như hiện nay. Khả năng này có tính hiện thực vì trong những năm tới ta sẽ giảm nhập khẩu xăng dầu, một số đồ dùng lâu bền, phân bón và các loại vật liệu xây dựng..., hàng tiêu dùng nhập khẩu đang được thay thế dần bằng hàng sản xuất trong nước, nhất là vào những năm cuối thời kỳ 2001-2010.

Trong thương mại Quốc tế, tranh chấp là điều khó có thể tránh được vì giữa các bên tham gia hợp đồng thường có sự xa cách về mặt địa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại, có thể còn do sự thiếu hiểu biết và tin cậy

lẫn nhau. Hơn nữa, điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn không thể lường trước, đôi khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Trong bối cảnh hội nhập và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các nền kinh tế đều đã và đang phát triển theo hướng tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, từ đó kéo theo các tranh chấp thương mại nói chung và các tranh chấp thương mại Quốc tế nói riêng diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp hơn.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt nam, tranh chấp xảy ra thường do nguyên nhân chủ yếu là nền kinh tế mở, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế tăng nhanh trong khi hệ thống pháp luật điều chỉnh chưa phát triển tương thích, sự hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực thương mại Quốc tế cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thương nhân Việt Nam còn chưa bắt nhịp kịp với điều kiện kinh doanh của cơ chế đã kéo theo sự gia tăng các vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu hoặc từ các hoạt động có liên quan đến hợp đồng này. Vì thế, cùng với việc xuc tiến chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần chủ động nâng cao hiểu biết của bản thân mình cũng như nghiên cứu các phương cách để củng cố lợi ích của mình trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Thương mại Quốc tế cho các cán bộ, nhân viên, cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ và hiểu rõ về tập quán thanh toán quốc tế, đặc biệt là những người thường xuyên trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng để có thể đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt nam ngay trong việc xác lập hợp đồng cũng như để họ có thể tự bảo vệ mình nếu xảy ra tranh chấp về sự vi phạm nghĩa vụ của các bên, nhất là từ phía đối tác nước ngoài.

Trong một số trường hợp, do không vững về nghiệp vụ nên doanh nghiệp không lưu ý hết các điều kiện ràng buộc nên khi xảy ra tranh chấp thường bị thua thiệt. Nhiều doanh nghiệp không hiểu hết pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế nên

bị động trong đàm phán, giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết thông tin về nhu cầu thị trường, khả năng đối tác, đối thủ cạnh tranh... DN còn lúng túng do thiếu cơ sở dữ liệu để chứng minh mình đúng khi có tranh chấp xảy ra mà vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da là một ví dụ điển hình. Phần lớn DN chưa nhận thức hết các rủi ro, chưa có sự đề phòng thích đáng và sẵn sàng đối mặt với môi trường kinh doanh quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt nam cần có kế hoạch tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu tham gia các khóa học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Thương mại Quốc tế và cả những khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là cách sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành về kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, nhằm nâng cao khả năng ứng phó cũng như khả năng thuyết phục đối tác trong quá trình đàm phán.

Thứ hai, để tạo điều kiện cho quá trình xác lập và ký kết hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài diễn ra nhanh chóng thuận lợi mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho mình, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cần tìm hiểu các quy định pháp luật, cập nhật những thay đổi trong quy định của pháp luật cũng như những vấn đề thực tế thường phát sinh trong hoạt động nhập khẩu, để dựa vào đó soạn thảo ra một hợp đồng mẫu nhằm mục đích chuẩn bị thế chủ động cho mình khi tham gia đàm phán, và có thể đưa ra đối chiếu với những điều khoản mà bên đối tác đưa ra. Công việc này trên thực tế có liên quan mật thiết đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về đàm phán và ký kết hợp đồng.

Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam vì lí do này hay lí do khác như thiếu hiểu biêt pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vì quá tin tưởng và dựa vào lí do giữa các bên đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, mà họ trở nên mất cảnh giác, dẫn đến viêc hợp đồng ký kết có nội dung quá sơ sài. Những trường hợp như thế bình thường thì các doanh nghiệp nhận thấy không có trở ngại gì, thậm chí họ còn thấy thuận tiện vì quá trình xác lập hợp đồng rất đơn giản và gọn nhẹ, nhưng nếu vì một lí do không thể lường trước nào đó (nhà xuất khẩu muốn thay đổi đối tác, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn không thể

thực hiện hợp đồng gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhà nhập khẩu,…) mà hợp đồng không thể được thực hiện một cách trọn vẹn thì doanh nghiệp rất khó có thể có đủ bằng chứng để đấu tranh cho lợi ích của mình.

Thực tiễn, khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ quốc tế, các thương nhân nước ngoài thường đưa ra các dự thảo hợp đồng để các doanh nghiệp Việt Nam xem xét, góp ý kiến trước khi các bên đàm phán với nhau. Có lẽ do nhiều năm (hàng chục hoặc hàng trăm năm) được hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường và theo cam kết gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam phải chuyển sang nền kinh tế thị trường trong thời hạn 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO), nên các công ty nước ngoài luôn có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp bên cạnh (luật sư độc lập hoặc văn phòng luật sư) để tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp đó. Cho nên, các dự thảo hợp đồng do các đối tác nước ngoài đưa ra thường có hướng bảo vệ quyền, lợi ích của họ, chứ không thực sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng. Do vậy, nếu không có chuyên môn và kinh nghiệm, thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể phát hiện được những điều khoản trong dự thảo hợp đồng bất lợi cho mình và bị vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo pháp luật được lựa chọn làm luật điều chỉnh hợp đồng. Trong quá trình thương lượng và đàm phán dự thảo hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam có quyền đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ những điểm bất lợi cho mình và nêu rõ lý do. Để bên nước ngoài chấp nhận ý kiến đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam, thì ý kiến đó phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và/hoặc thông lệ, tập quán quốc tế. Đối với những vấn đề không được pháp luật quy định, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với bên nước ngoài. Trong trường hợp này, kỹ năng thuyết phục và đàm phán của đại diện bên Việt Nam sẽ giữ vai trò quan trọng quyết định đến kết quả đàm phán. Còn nếu chúng ta cứ luôn thụ động trong đàm phán và soạn thảo hợp đồng thì các vấn đề rủi ro pháp lý từ những điều khoản nói trên luôn tiềm ẩn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với với thương nhân nước ngoài, khi bên nước ngoài không thực hiện theo đúng thoả thuận trong hợp đồng và vụ việc được đưa ra Toà án

hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, doanh nghiệp Việt Nam thường bị yếu lý, thậm chí bị thua kiện.

Đơn cử như đối với các hợp đồng nhập khẩu của một công ty đã có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc, thiết bị như Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi thì hợp đồng cần phải được chỉnh sửa ngay tại các điều khoản được coi là căn bản nhất nhưng cũng là chứa đựng nhiều rủi ro nhất mà lẽ ra chúng luôn phải được quan tâm hoàn thiện ngay từ khi doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực kinh doanh Quốc tế này. Đó là các điều khoản về áp dụng luật, về các điều kiện giao hàng, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, và phương thức thanh toán.

Trong hoạt động Thương mại Quốc tế, khả năng được thanh toán trong nhiều trường hợp gặp không ít khó khăn, và thậm chí việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cũng không đơn giản. Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các bên nhất thiết phải lưu tâm đến việc lựa chọn các điều kiện về thanh toán.

Việc thanh toán có liên quan mật thiết đến vấn đề ngoại tện thanh toán, do đó cần thỏa thuận rõ ràng các điều kiện: xác định ngoại tệ của hàng hóa (sử dụng đồng tiền của nước nào), điều kiện chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác nếu ngoại tệ giá và ngoại tệ thanh toán có mức chênh lệch được coi là đáng kể, và có thể quan tâm đến cả những biện pháp ngăn chặn rủi ro do biến động tỷ giá.

Một hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế, như đã đề cập, có thể được điều chỉnh bằng nhiều nguồn luật khác nhau. Việc các bên thỏa thuận để lựa chọn ra một văn bản pháp quy hay một Điều ước Quốc tế để thống nhất điều chỉnh hành vi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng là một việc vô cùng quan trọng vì đây có thể coi như một thước đo để xác định được trong quá trình thực hiện hợp đồng, hành vi của các bên có bị coi là sai phạm hay không và nếu có thì ở mức độ nào.

Ngoài việc chú trọng tìn hiểu Công ước Viên 1980 như vậy thì các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng cần lưu tâm đến các tập quán thương mại Quốc tế, điển hình và phổ biến nhất là hai hệ thống Incoterms và UCP. Hai hệ thống tập quán thương mại quốc tế này có rất nhiều phiên bản được thiết lập qua mội kỳ sửa đổi, nên các thương nhân cần chú ý xác định phiên bản cụ thể để dẫn chiếu vào hợp đồng, tránh tình trạng

gây ra những cách hiểu khác nhau dẫn đến vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho cả hai bên do sự thỏa thuận không rõ ràng. Khi đã xác định được phiên bản Incoterms nhất định thì việc lựa chọn ra một điều kiện giao hàng cụ thể sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp với tư cách là nhà nhập khẩu cũng rất quan trọng. Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn, điều này gián tiếp làm mất đi cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng, công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F. Thêm vào đó, nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ, trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, mà không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm của nước ngoài như trước đây. Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài trong nhiều năm như hiện nay của nước ta. Do đó doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nên lựa chọn FOB hoặc C&F lam điều kiện giao hàng trong hợp động nhập khẩu của mình, như vậy

chẳng những đảm bảo lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo lợi ích nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam, cụ thể nhất ở đây là lợi ích và tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm trong nước.

Thứ ba, luôn chuẩn bị sẵn phương thức đối phó với tình thế bất thường xảy ra nếu bên đối tác vi phạm hợp đồng nhằm giảm thiểu mọi tổn thất.

Trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, những vi phạm hợp đồng mà đối tác nước ngoài hay mắc phải nhất là vi phạm về số lượng và chất lượng hàng hóa. Vì thế, khi tham gia hợp đồng nhập khẩu, dù muốn hay không thì doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cũng nên và cần phải chuẩn bị phản xạ trước những vi phạm như thế để nếu vi phạm xảy ra, nhà nhập khẩu sẽ không bị bối rối và không phải quá nhiều rắc rối vì một sai phạm hoàn toàn có thể được dự báo trước như vậy. Cụ thể, khi xảy ra vi phạm về số lượng hay chất lượng hàng hóa, người nhập khẩu phải tiến hành ngay các công việc:

+Kịp thời mời cơ quan giám định có thẩm quyền đến giám định và xác nhận số lượng, trọng lượng hay tình trạng chất lượng hàng hóa thực giao tại thời điểm người mua nhận hàng;

+Thông báo ngay cho người bán để bên bán có thể cử người sang làm biên bản giám định đối tịch;

+Áp dụng ngay các biện pháp bảo quản, bảo vệ để giữ nguyên tình trạng của

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w