Chấp nhận chào hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 29 - 31)

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.6

Khi một bên đưa ra lời chào thì bên đó bị ràng buộc với lời chào của mình trong thời hạn đã đưa ra trong lời chào hàng. Nếu bên nhận được chào hàng đồng ý với toàn bộ lời chào và trả lời chấp nhận trong thời hạn quy định thì quan hệ hợp đồng đã được hình thành. Điều 23 Công ước Viên 1980 quy định: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chập nhận chào hàng có hiệu lực. Nếu bên nhận lời chào có sự thay đổi lời chào mà sự thay đổi đó là không đáng kể thì vẫn coi là đã ký kết hợp đồng. Sự thay đổi không đáng kể là sự thay đổi nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của hợp đồng. Chẳng hạn đối với một hợp đồng nhập khẩu thì sự thay đổi về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng, và sự thay

đổi điều khoản này là một sự thay đổi đáng kể; còn sự thay đổi không đáng kể có thể là dịch chuyển thời gian thực hiện hợp đồng trong một khoảng chênh lệch rất ngắn,…

Chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức để người chào hàng hiểu là lời chào đã được chấp nhận. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất tắc vi không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận .

Chào hàng và chấp nhận chào hàng là những giai đoạn rất cơ bản để xác lâpk hợp đồng giữa các thương nhân, đặc biệt là đối với Hợp đồng Thương mại Quốc tế khi mà ở đó các thương nhân ở các Quốc gia khác nhau rất ít khi có cơ hội trao đổi trực tiếp về ý định giao kết hợp đồng. Nhưng các quy định về vấn đề này mặc dù đã được Công ước Quốc tế rõ ràng nhưng nó vẫn có sự áp dụng rất khác biệt khi đưa vào Luật Quốc gia. Chẳng hạn như, ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn độ, New Di Lân, Negeria, Anh, khi người bàn đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật họ không được hủy bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận. Điều đó được áp dụng cho những chào hàng trên hệ thống điện tử và cả những chào hàng ngoài hệ thống điện tử. Trong khi đó, ở những nước có luật dân sự như Brazin, Pháp, Đức, Indosia khi người bán đưa ra lời chào hàng, họ có trách nhiệm duy trì lời chào hàng đó một cách công khai có nghĩa là họ không thể hủy bỏ lời chào hàng trong thời gian họ vẫn có đủ lượng hàng trong kho để đáp ứng bất kỳ đơn đặt hàng nào và trong thời gian có hiệu lực của lời chào hàng mà người bán đã thông báo. Vì thế, các thương nhân Việt Nam cần nắm rõ những sự khác biệt ấy để tránh những tổn thất không đáng có trong hoạt động kinh doanh Quốc tế của mình.

CH

ƯƠ NG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP

KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w